Bí ẩn trên ngọn núi “ẩn tu khổ hạnh” – Kỳ 10: 21 năm ở rừng vẫn luôn an toàn và hoan hỉ

Chủ nhật - 25/12/2016 19:13
Nhà sư Thích Minh Thuyền thiền định, ẩn tu đã 21 năm nay trong một am nhỏ giữa rừng già của dãy núi Dinh (Bà Rịa Vũng Tàu), trong hình là Ngọc Sơn Dinh khang trang dưới chân núi
Nhà sư Thích Minh Thuyền thiền định, ẩn tu đã 21 năm nay trong một am nhỏ giữa rừng già của dãy núi Dinh (Bà Rịa Vũng Tàu), trong hình là Ngọc Sơn Dinh khang trang dưới chân núi
Nhà sư Thích Minh Thuyền thiền định, ẩn tu đã 21 năm nay trong một am nhỏ giữa rừng già của dãy núi Dinh (Bà Rịa Vũng Tàu), trong hình là Ngọc Sơn Dinh khang trang dưới chân núi

“Tu tập là một thứ rất hạnh phúc. Mình làm phúc ở đời này để được hưởng may mắn ở khiếp sau. Ông bà ta có câu “ở hiền gặp lành”, ở ngay chính đời sống, ở ngoài chợ đời ồn ào đi nữa, chúng ta vẫn có thể tự tu. Tu ngay trong chính tâm mình, khỏi cần phải am thanh cảnh vắng”, sư Minh Huyền 47 tuổi chia sẻ.

Sống như cái cây, ngồi viết “Chân lý bất biến” để lại cho đời

Vị sư Thích Minh Huyền năm nay 47 tuổi, đã 21 năm liên tục ẩn tu hành đạo, bây giờ vẫn sống trong một am nhỏ giữa rừng già của dãy núi Dinh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sư Thích Minh Huyền bộc bạch:

“Tôi ở đây, không của cải, không trêu ghẹo ai, không có lý do gì người ta làm hại tôi cả. Con thú cũng không hại tôi làm gì. Tôi như cái cây giữa rừng, lúc thư thái thì viết sách để lại cho đời.

Cuốn “Chân lý bất biến” của tôi đã gửi đến nhà xuất bản Tôn giáo ở Hà Nội, các quý thầy khả kính đang hiệu đính để in ấn phát hành. Cây trong rừng còn sợ bị lâm tặc chặt trộm, nhưng người tu hành như tôi thì 21 năm không mảy may đề phòng, lại sống một mình ở nơi hoang vắng có thể khiến bất cứ ai cũng phải sờ sợ rờn rợn này, vẫn luôn an toàn và hoan hỉ”.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ nhiều năm làm công tác dân vận ở huyện Tân Thành, xúc động nói: “Nhiều vị sư hiền lắm. Chúng tôi kiểm tra, nhắc họ nhớ đăng ký tạm trú tạm vắng, nhớ bảo vệ rừng và muông thú, sử dụng lửa gây cháy rừng là tai họa đấy. Họ bảo:

“Người tu chúng tôi cả đời không gây buồn giận cho ai, càng không làm tổn hại đến rừng”. Quả thật, các ngọn núi tu hành kỳ lạ này, chưa bao giờ có điều gì mất trật tự trị an. Không trộm cắp, không tai tệ nạn. Các vị sư và Phật tử đi lúi cúi trong rừng hoang, tay không tấc sắt, ngủ không cài cửa, sống trong hang không phên liếp, vậy mà chưa từng có trộm cướp hay xin đểu.

Dãy núi Dinh với chất đá gồ ghề, nhiều hòn đá lớn, tròn, trơn nhẵn, hình dạng đôi lúc quá kỳ thú, nhiều hang sâu khuất nẻo trong lòng núi, nó dường như sinh ra để cho những người ưa am thanh cảnh vắng. Các vị tu hành nương vào sắc núi, sắc rừng mà tôn tạo am thất cho mình ẩn tu.


Ngoài nhà sư Thích Minh Huyền, nhiều người sẽ khó thể sinh sống trên ngọn núi Dinh này vì sự khắc nghiệt của nó, thú dữ nhiều vô kể, ấy vậy mà sư đã ẩn tu ở nơi này suốt 21 năm qua chỉ trong một cái am nhỏ


Ban thờ và tượng Phật rất giản dị ở trước am của nhà sư Minh Huyền

Chúng tôi gặp những vườn như Lâm Tì Ni (nơi Đức Phật đản sinh) ở Nê Pan trên núi Dinh. Các bức tượng đá trắng về cuộc đời Đức Phật đều bé nhỏ, khiêm tốn, ẩn mình giữa rừng xanh. Chợt lại sững sờ với các công trình bằng đá, nó như một phần vốn có của núi mẹ.

Các tòa tháp đá thờ Phật 8 cạnh, mỗi cạnh là một lối vào của một ban thờ trang nghiêm, bên trong có tượng đá. Có khi, giữa rì rào suối và lóc chóc khỉ nhảy nhót, một cây cầu bắc qua suối, giữa suối hoang sơ có bức tượng Bồ Tát lừng lững trắng toát. Rồi qua một góc khuất với dây leo chằng chịt, bất ngờ lại có một tượng Phật trắng ngà nằm trên tòa sen thanh thoát.

Đang vui đùa với lũ khỉ, thì chúng tôi bất ngờ lạc vào một bệ thờ Phật kỳ lạ. Một nền đá xanh rêu gập ghềnh trắc trở. Phía trên là vài hòn đá hình thù kỳ quái xếp chồng lên nhau, có gắn cả ít xi măng. Trên nữa là một khối đất nện vàng ươm.

Có vẻ như ai đó đã ngẫu hứng, đã vội vàng nhặt đá và khênh đất xếp lại rồi đặt tượng lên trên. Họ nghĩ, cốt ở cái Tâm, cốt ở tấm lòng hướng về đường tu, chứ tượng Bồ Tát thì đặt kiểu gì bà cũng vẫn thiên biến vạn hóa để đứng vững và để linh thiêng? Tượng cao hơn 1m với bát nhang và lọ hoa cắm bên cạnh từ khá lâu.

Người ta xây tường hẹp bằng đất hai bên hông tượng. Dựng bốn cái cọc gỗ, trên lợp đúng một tấm tôn ghỉ sét hình chữ vê (V) để làm hai mái lều che mưa nắng. Tượng Phật bà đứng trên tòa sen bé, bà khoác áo choàng màu vàng, mặt trắng da trắng.

Ở góc rừng, tôi thấy một vị sư gầy gò, mặt choắt lại, nụ cười hiền khô, đang chậm rãi phơi quần áo. Đó là nhà sư Thích Minh Huyền. Sư Huyền bảo, đừng tưởng nhàn hạ, chỉ quanh quẩn quét dọn, cơm nước, ngồi thiền, giặt rũ thế mà quay đi quay lại đã hết ngày. Mất nhiều thời gian vào việc tự thu xếp một cuộc sống cô độc giữa rừng lắm.

Nguồn tin: Tuổi trẻ & Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây