Chiêm ngưỡng cây thị cổ thụ được người dân coi như “báu vật” ở Hà Nội

Thứ ba - 21/11/2017 06:42
Cây thị cổ có tuổi đời lâu năm, mọc trên gò đất cao nằm trong quần thể Thất tinh được người dân coi như báu vật. Điều kỳ lạ, dù ra rất nhiều hoa nhưng cây thị chỉ đậu duy nhất từ 1 đến 2 quả.
Chiêm ngưỡng cây thị cổ thụ được người dân coi như “báu vật” ở Hà Nội
Nằm ở gần Đình Quán La (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cây thị cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân nơi đây xem như báu vật. Cây mọc trên một gò đất lớn, có đường kính khoảng 3,5m, và cao trên 20m. Điều kỳ lạ là dù thân cây rỗng nhưng cành lá vẫn mọc xanh tốt, tán cây xòe rộng ra xung quanh.
Nằm ở gần Đình Quán La (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cây thị cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân nơi đây xem như báu vật. Cây mọc trên một gò đất lớn, có đường kính khoảng 3,5m, và cao trên 20m. Điều kỳ lạ là dù thân cây rỗng nhưng cành lá vẫn mọc xanh tốt, tán cây xòe rộng ra xung quanh.
Theo tương truyền, cây thị cổ có từ thời Lý, chỗ cây mọc trước kia chính là nơi ở của các kỹ nữ Chiêm. Ngày nay, dưới gốc cây người dân trong vùng lập một chiếc miếu nhỏ, vào ngày lễ tết nhiều người lại đến thắp hương, thờ cúng.
Theo tương truyền, cây thị cổ có từ thời Lý, chỗ cây mọc trước kia chính là nơi ở của các kỹ nữ Chiêm. Ngày nay, dưới gốc cây người dân trong vùng lập một chiếc miếu nhỏ, vào ngày lễ tết nhiều người lại đến thắp hương, thờ cúng.
Ông Nguyễn Văn Lực, cụ từ ở đình Quán La cho biết, vào mùa cây ra rất nhiều hoa nhưng kỳ lạ ở chỗ, cây chỉ cho ra duy nhất từ 1 – 2 quả, màu váng óng, rất thơm. Năm 1992, cây thị được công nhận là cây Di sản Việt Nam. “Đến nay không ai biết cây có tuổi đời chính xác là bao nhiêu, có người cho biết nếu so sử sách thì có lẽ cây phải có tuổi đời hàng nghìn năm. Trước đây, vị trí chỗ cây thị mọc có 3 gò đất cao, tuy nhiên đến nay hiện chỉ còn một gò”, ông Lực nói.
Ông Nguyễn Văn Lực, cụ từ ở đình Quán La cho biết, vào mùa cây ra rất nhiều hoa nhưng kỳ lạ ở chỗ, cây chỉ cho ra duy nhất từ 1 – 2 quả, màu váng óng, rất thơm. Năm 1992, cây thị được công nhận là cây Di sản Việt Nam. “Đến nay không ai biết cây có tuổi đời chính xác là bao nhiêu, có người cho biết nếu so sử sách thì có lẽ cây phải có tuổi đời hàng nghìn năm. Trước đây, vị trí chỗ cây thị mọc có 3 gò đất cao, tuy nhiên đến nay hiện chỉ còn một gò”, ông Lực nói.
Trong lịch sử hàng trăm năm tồn tại, cây thị cổ thụ gắn liền với những truyền thuyết và câu chuyện kể ly kỳ được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều người cho biết, vì mọc ở trong vùng đất thuộc quần thể Thất Tinh nên cây thị mới có hình dáng đặc biệt, cành lá xum xuê và to lớn như vậy.
Trong lịch sử hàng trăm năm tồn tại, cây thị cổ thụ gắn liền với những truyền thuyết và câu chuyện kể ly kỳ được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều người cho biết, vì mọc ở trong vùng đất thuộc quần thể Thất Tinh nên cây thị mới có hình dáng đặc biệt, cành lá xum xuê và to lớn như vậy.
Do có tuổi đời lâu năm nên thân cây xù xì, u bướu, phần rễ mọc nổi hẳn lên mặt đất. Đặc biệt, khoảng trống rỗng trong thân cây thị có thể chưa được cả 6 – 7 người. Bóng cây lớn tỏa mát cả một vùng đất rộng lớn.
Do có tuổi đời lâu năm nên thân cây xù xì, u bướu, phần rễ mọc nổi hẳn lên mặt đất. Đặc biệt, khoảng trống rỗng trong thân cây thị có thể chưa được cả 6 – 7 người. Bóng cây lớn tỏa mát cả một vùng đất rộng lớn.
Với tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cây thị cổ thụ ở đình Quán La được người dân nơi đây xem như báu vật.
Với tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cây thị cổ thụ ở đình Quán La được người dân nơi đây xem như báu vật.
Phần ngọn cây thị cổ thụ chẻ ra nhiều nhánh tỏa ra các phía.
Phần ngọn cây thị cổ thụ chẻ ra nhiều nhánh tỏa ra các phía.
Phần thân cây rỗng có thể chứa được từ 6 - 7 người.
Phần thân cây rỗng có thể chứa được từ 6 - 7 người.
Gốc cây khá to phải 3 - 4 người ôm mới xuể.
Gốc cây khá to phải 3 - 4 người ôm mới xuể.
Rễ cây thị cổ thụ mọc nổi trên mặt đất
Rễ cây thị cổ thụ mọc nổi trên mặt đất
Người dân trong vùng cho biết, trước đây trên cây có rất nhiều sóc và chim trú ngụ nhưng hiện nay không còn nhiều. Ngoài cây thị cổ thụ, gần khu vực đình Quán La còn có một cây đa cổ thụ cũng có tuổi đời hàng trăm năm cũng đã được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Điều đặc biệt, đứng ở cổng tam quan đình Quán La hướng mắt về phía trước sẽ thấy cây thị và cây đa có cành hướng vào nhau như 2 cánh tay của 2 người với lại với nhau.
Người dân trong vùng cho biết, trước đây trên cây có rất nhiều sóc và chim trú ngụ nhưng hiện nay không còn nhiều. Ngoài cây thị cổ thụ, gần khu vực đình Quán La còn có một cây đa cổ thụ cũng có tuổi đời hàng trăm năm cũng đã được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Điều đặc biệt, đứng ở cổng tam quan đình Quán La hướng mắt về phía trước sẽ thấy cây thị và cây đa có cành hướng vào nhau như 2 cánh tay của 2 người với lại với nhau.
Cây đa cổ thụ có những tán cây tỏa ra hướng về phía cây thị.
Cây đa cổ thụ có những tán cây tỏa ra hướng về phía cây thị.

Nguồn tin: Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây