Công dụng chữa bệnh của Cát lợn giá hàng chục tỷ đồng là gì?

Thứ hai - 16/05/2016 06:30
Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều gia đình tìm được Cát lợn trị giá tiền tỷ, những thông tin trái chiều về giá trị và công dụng thực sự của nó khiến dư luận xôn xao bàn tán. Vậy Cát lợn có phải là vị thuốc hay không?

Dưới góc nhìn của những người làm công tác nghiên cứu về y học dân gian, chúng tôi xin chia sẻ ý kiến của mình như sau:

Cát lợn hay còn gọi là Trư Sa, Trư Bảo, là một loại kết tụ vật chất trong hệ tiêu hóa của con lợn như trong dạ dày, trong ruột, trong mật. Do sự kết tụ lâu ngày trong những điều kiện bất lợi nên loại vật chất này giống như một loại ngọc quý.

Trư Sa được tạo thành nếu thời gian đủ dài sẽ có mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng, đặc biệt khi để trong không khí. Đông Y cổ xưa đã sử dụng Trư Sa để hỗ trợ điều trị các bệnh như an thần, động kinh, hốt hoảng lo âu, trị mất ngủ, hôn mê, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm và nhiều tác dụng khác.

Nhiều người nghĩ rằng không hề có Trư sa, mà chỉ là tin đồn nhảm. Nhìn bề ngoài Trư Sa có một lớp lông bảo vệ, mọi người lại cho rằng đó chỉ là đám lông do heo cắn nhau và nuốt phải rồi không tiêu hóa được hoặc chỉ là một khối u gì đó... Đây chỉ là những suy diễn cá nhân.

Thứ nhất nếu là lông từ bên ngoài vào thì chúng không thể còn nguyên vẹn mà phải bị nhai nát trước khi nuốt (đó là phản xạ tự nhiên). Khi nhai nát sẽ để lại dấu nhai trên lông (ít nhất phải thấy một cọng bị như vậy) và không có chuyện lông mọc xuôi chiều từ trong ra ngoài.

Nhìn kỹ mọi người sẽ thấy lông Trư Sa mọc “rất chuẩn”, các đầu nhọn đều hướng ra ngoài; Thứ hai nếu là khối u thì chúng phải có mối liên kết mạch máu để chúng nhận dinh dưỡng và phát triển. Đằng này không hề có, Trư Sa là một khối độc lập, chỉ nhận sự thẩm thấu dịch một cách chọn lọc qua niêm mạc. Như vậy cả hai khả năng “trái chiều” trên là không hợp lý.

Công dụng chữa bệnh của Cát lợn giá hàng chục tỷ đồng là gì?

Nhiều người cho rằng Cát lợn chỉ là đám lông do heo cắn nhau và nuốt phải rồi không tiêu hóa được

Tuy nhiên Trư Sa rất hiếm gặp để mà làm thuốc, kể cả thời xưa, do thời gian những con heo nuôi thường ngắn, ít khi có Trư Sa hoặc có thì bị non do không đủ tuổi. Cho nên việc sử dụng Trư Sa rất ít người biết, chỉ có những thầy thuốc gia truyền (kiểu bí truyền) mới biết cách sử dụng trong những bài thuốc riêng của họ.

Thông tin về Trư Sa rất ít, hiện nay các tài liệu hiện đại đều không có ghi chép về Trư Sa, cũng như chưa có nghiên cứu nào trên diện rộng về nó. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Trư sa không có giá trị. Đông y có những loại được liệu rất quý hiếm và cực đắt tiền nhưng cũng không hề có tài liệu công bố, ví dụ như Ngải đen, Kỳ nam…

Theo dân gian Trung quốc, Trư Sa là dược liệu cực kì quý hiếm, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, an thần, trị mất ngủ, hôn mê, động kinh ... Những con heo có Trư Sa thường ít lông, ăn ít, thân nhiệt cao, thân mình gầy gò, hai mắt có lúc đỏ, liên tục kêu réo suốt ngày đêm, rất ít ngủ.

Mặc dù trong các tài liệu y học cổ có ghi chép về Trư Sa nhưng y học Trung Quốc hiện đại vẫn chưa có nhận định nào về công dụng của nó.

Theo Giáo sư Đặng Tuấn Lương, công tác tại Viện Y Học động vật thuộc đại học Nông Nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho rằng, Trư Sa được kết tụ trong cơ thể con lợn và trong một số gia súc khác cũng có hiện tượng này. Thời gian sinh trưởng càng dài thì hình dạng vật thể được kết tụ càng lớn.

Trong những điều kiện bất lợi, cơ thể sinh vật thường xuất hiện chất kích sinh, ví dụ như quá trình hình thành chất Philatop trong nhau thai. Chất kích sinh tạo ra để giúp cơ thể “trỗi dậy” mạnh mẽ sau một thời gian bị suy yếu. Trư Sa cũng là 1 trường hợp như vậy.

Một người bị suy kiệt nếu được cấy Philatop (nhau thai) thì khả năng, sinh lực của họ được cải thiện mạnh mẽ, phương pháp này đã được y học sử dụng từ lâu.

Những người làm nghề mổ lợn nếu không có lưu ý trước cũng ít khi để ý, thường bỏ qua những phần nội tạng “không rõ” và thế là vứt bỏ mà không biết đó là "viên ngọc" quý giá. Những người may mắn có được Trư sa với giá trị hàng chục tỷ đồng, quả là lộc trời cho.

Nuôi một con heo gầy ốm vất vả chẳng được bao nhiêu, không ngờ bây giờ lại được lộc, đúng là “trong cái rủi có cái may”. Nhưng cái may “quá mức” như vậy cũng dễ có “cái rủi”. Với một vật quý giá trong nhà sẽ dễ thu hút “kẻ lạ”, nhất là trong giai đoạn nhiễu nhương hiện nay.

Sự thực thì không phải ai có "ngọc" Trư Sa cũng dễ dàng bán được tiền, vì ngày nay khoa học có nhiều phương án khác để người thầy thuốc lựa chọn. Cho nên, chỉ có những bệnh nhân có nhu cầu thật đặc biệt thì mới tìm đến để mua. Chẳng hạn, người đó bị bệnh nan y và vị thuốc bắt buộc phải dùng là Trư Sa thì buộc họ vì sinh mạng sẽ mua.

Nhiều loài động vật cũng có "ngọc" hay được dùng để làm thuốc như Ngưu hoàng, Mã bảo, Hầu táo, Cẩu bảo và một số loài động vật khác cũng có “ngọc” trong hệ tiêu hóa (mật, dạ dày hoặc ruột). Chúng đều có tác dụng chữa được nhiều bệnh.

Công dụng chữa bệnh của Cát lợn giá hàng chục tỷ đồng là gì?

"Ngưu hoàng" là sỏi mật của bò hoặc trâu

Nguyễn Đức Châu

Theo Tuổi trẻ thủ đô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây