Hàng nghìn người dân xem 'vua' đi cày đầu xuân
Thứ năm - 06/02/2014 14:14
Sáng 6/2 (mồng 7 tháng Giêng), Lễ Tịch điền (vua đi cày) đã khai hội tại cánh đồng dưới chân núi Đọi (xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên, Hà Nam), nơi mùa xuân năm 987 vua Lê Đại Hành xuống đồng đi cày khuyến khích người dân khai hoang cày cấy.
Đây là năm thứ 6 nghi lễ cày Tịch điền được phục dựng.
Về dự lễ hội Tịch Điền có Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các sở, ban, ngành cùng hàng nghìn người dân tỉnh Hà Nam và một số tỉnh lân cận đến xem.
Khai màn lễ hội là màn trống khai hội. Sử sách ghi lại, lễ hội Tịch điền lần đầu tiên diễn ra vào thế kỷ thứ 10 ở tỉnh Hà Nam, quê hương của vua Lê Đại Hành. Mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành cùng bá quan văn võ đi cày ruộng ở xã Đọi Sơn rồi thấy dưới đất một chiếc chum vàng. Một năm sau vua đi cày ở Bàn Hải thì bắt được một chiếc chum bạc. Từ đó những thửa ruộng này được nhà vua đặt tên là Kim Ngân Điền (ruộng của vua) nay thuộc xã Đọi Sơn, Duy Tiên.
Kiệu vua Lê Đại Hành được rước vào lễ đài trên cánh đồng làng Đọi Tam.
Hằng năm, lễ hội Tịch điền được tổ chức với các tiết mục múa rồng, rước kiệu và dâng lễ vật.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các đồng chí lãnh đạo dâng hương vua Lê Đại Hành.
Cụ Đinh Trọng Tế, là vị bô lão trong làng đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày.
Từng bước đi dứt khoát.
Theo sau là các cô gái gieo hạt mong mùa màng bội thu.
Các tiết mục văn nghệ diễn ra với sự theo dõi của hàng nghìn người dân.
Nguồn tin: nguoiduatin.vn