Hình tượng Đức Quan Âm tại trung tâm thương mại

Thứ tư - 08/06/2016 20:47
Một tác phẩm điêu khắc Bồ-tát Quan Âm bằng pha lê đã trở thành tâm điểm của sự chú ý tại một trung tâm mua sắm ở Hồng Kông.
Hình tượng Đức Quan Âm tại trung tâm thương mại

Tác phẩm cao 2 mét, có 1.000 tay và mắt, đã được thực hiện bằng cách sử dụng ngọc lưu ly, một loại thủy tinh cổ (ảnh). Tượng được thiết kế bởi Loretta H. Yang, một nữ diễn viên Đài Loan, người sáng lập Liuli Gongfang, một studio thủy tinh hiện đại, cùng với chồng, Chang Yi, một cựu đạo diễn phim.

"Tôi dự định sử dụng hình ảnh Bồ-tát Quan Âm với những hạnh nguyện cứu khổ độ sinh của Ngài để mọi người soi vào đó mà làm việc tốt. Đó không nhất thiết phải là một việc gì đó to lớn. Bạn chỉ cần làm điều gì đó nhỏ nhoi trong khả năng của mình để giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn", cô Yang nói.

Cô tin rằng nếu mọi người đặt lợi ích cá nhân sang một bên, người ta sẽ trở nên rộng rãi hơn và xã hội sẽ đoàn kết hơn.

"Lưu ly là một vật liệu vừa đẹp vừa mong manh. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như thế phải không?

"Tôi muốn tác phẩm điêu khắc lưu ly này truyền đạt một thông điệp rằng cuộc sống này có giới hạn và dễ vỡ để nhắc nhở mọi người hãy sống trong hiện tại với lòng biết ơn", cô nói.

"Trước khi tạo ra mỗi tác phẩm, chúng tôi tự hỏi liệu nó sẽ tạo ra bất cứ điều gì tốt cho xã hội không", Chang nói.

Tác phẩm điêu khắc hùng vĩ này vượt xa sự đơn giản. Nó có khoản chi phí 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD) và mất 5 năm. Tác phẩm có liên quan đến 100 nghệ nhân và 4 tấn thạch cao chống cháy cùng ngọc lưu ly.

Toàn bộ quá trình sáng tạo - từ việc tạo mô hình, bao bọc bằng khuôn silicon, làm đầy khuôn sáp, tháo sáp, đúc thạch cao chống cháy, nung trong lò, làm nguội và đánh bóng - đầy thách thức. Chiếc lò cao 6 mét cũng là cảnh quan tuyệt đẹp.

Nghề thủ công làm loại kính pha lê này được gọi là pate de verre ở Pháp. Yang đã tiếp thu kỹ năng này tại Pháp trước khi cô nhận ra rằng kỹ thuật này có nguồn gốc từ Trung Quốc, có niên đại từ thời nhà Hán. Đó cũng là lúc hai vợ chồng cảm thấy phải khôi phục loại hình nghệ thuật Trung Quốc này.

Họ đã chọn khu mua sắm để thiết lập cho cuộc triển lãm với ý định càng nhiều người xem càng tốt và suy nghĩ rằng "giúp người không điều kiện" là một điều tốt, như Phật đã dạy.

Yang khuyến khích tất cả mọi người, không phân biệt đức tin, hãy làm việc tốt hàng ngày.

Hai vợ chồng muốn tác phẩm điêu khắc được xem rộng rãi bởi công chúng chứ không phải hạn chế trong một triển lãm cho những người sành điệu.

Yang phát hiện mối liên kết của mình với Bồ-tát Quan Âm và Phật giáo vào năm 1996 khi cô thực hiện một cuộc hành trình dọc theo Con đường Tơ lụa cổ xưa. Trong thời gian cô nghỉ ở Đôn Hoàng, Yang đã xúc động sâu sắc bởi những bức tranh tường - Bồ-tát Ngàn Tay Ngàn Mắt - trong hang động Mạc Cao.

Kinh ngạc trước chân dung tinh tế trong khi hối tiếc trước sự bong tróc của lớp sơn đã làm mờ hình ảnh của Bồ-tát Quan Âm theo thời gian, Yang quyết định tái tạo bức tranh trong một hình thức ba chiều.

Cô cảm thấy sẽ thật đáng tiếc nếu di sản nghệ thuật của người xưa bị lãng quên.

Cô bắt đầu công việc của mình vào năm 1999. Thật không may, thảm họa động đất tại Đài Loan vào tháng 9 năm đó đã làm mô hình đất sét của cô thành đống đổ nát.

Vào tháng 5-2000, một bức tượng Bồ-tát Quan Âm cao 1,6 mét đã được hoàn thành và chuyển giao cho Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng.

6 năm sau, tác phẩm điêu khắc Bồ-tát Quan Âm Ngàn Tay Ngàn Mắt bằng ngọc lưu ly cao 1 mét đã được hoàn thành, đánh dấu sự xuất hiện của bức tranh tường Bồ-tát Quan Âm 3D bằng lưu ly đầu tiên.

Tác phẩm của Yang đã được sưu tầm bởi hơn 20 viện bảo tàng nổi tiếng thế giới, trong đó có Bảo tàng Victoria và Albert ở London, Bảo tàng Corning Glass ở New York và Bảo tàng của Bower ở California.

Văn Công Hưng (Theo China Daily USA)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây