Lễ tạ ơn Rừng Thiêng ở Sapa và Lào Cai như thế nào?

Thứ ba - 18/04/2017 11:57
Ở nơi quanh năm mây phủ trắng rừng, Lao Chải (có nghĩa là bản già) đang lưu truyền một phong tục đặc biệt - lễ Gà Ma Dó cúng rừng đầu năm. Còn rừng thì sống, mất rừng là mất tất cả. Suy nghĩ đó xuyên suốt mọi hành động của người dân với rừng...
Lễ tạ ơn Rừng Thiêng ở Sapa và Lào Cai như thế nào?
Không còn nhớ phong tục kỳ bí ở khu rừng thiêng này có từ đời nào, người Hà Nhì ở Lao Chải (xã Ý Tý, Lào Cai) chỉ cốt hành lễ sao cho đúng tinh thần của tổ tiên, và tin rằng, những nghi thức tâm linh sẽ chuyển những mong muốn tới thần linh giúp họ sinh sống yên ổn nơi rừng thiêng nước độc. Quan niệm rừng là sự sống đã trở thành triết lý cốt lõi. Những nghi thức tôn kính khi hành lễ đã thể hiện sự biết ơn về một vị thần rừng luôn che chở mang lại sản vật cho họ từ thuở khai thiên lập bản.
 
Đúng ngày con rồng (ngày Thìn) đầu tiên của năm, những sản vật làm ra được dâng lên vị thần rừng tôn kính, với mong muốn một năm tới mùa màng sẽ lại tốt tươi mang lại nhiều củ quả. Là một phong tục cổ và nguyên thủy, nhưng ý nghĩa tích cực của nó thì cho đến ngày nay và mãi mãi về sau, vẫn luôn đúng với thế hệ con cháu.


Rừng cấm Gà Ma Dó của bản Lao Chải là khu rừng già, không một ai được đốn cây chặt cành, kể cả việc nhặt củi cũng không được phép.


Năm nay với người dân Lao Chải, lễ cúng Gà Ma Dó vào ngày Thìn đầu tiên được nhân đôi sự thiêng liêng khi diễn ra cùng năm Thìn.


Một bữa cơm rượu khá thịnh soạn trước khi làm lễ cúng rừng. Người ngồi giữa là ông Phu Ha Giờ - bố của thầy cúng Phu Chê Xa, là một trong 2 thầy cúng của lễ Gà Ma Dó.
 

Tất cả mọi công việc phải được thực hiện trong rừng già, ngay cả người thầy cúng cũng vác củi chuẩn bị.

 
Không ai được đi dép trong khu rừng cấm của buổi lễ vì sự tôn nghiêm.


Đây là khu rừng già chỉ dành riêng cho nghi lễ, ngay cả củi và nước cũng được người dân vác lên từ dưới núi.


Phải nổi lửa tại rừng. Chỉ có ngôn ngữ của người Hà Nhì được nói tại đây, các vị khách (nếu có) không được phép nói ngôn ngữ khác.


Việc dọn dẹp ban thờ cũng phải được thực hiện với đầy đủ nghi lễ bởi chính 2 ông thầy cúng.


Việc làm gà mổ lợn phải được thực hiện tại phiến đá đặt trước ban thờ thần rừng.


Đồ lễ có rượu đựng trong 1 ống tre, 2 gói xôi và một quả trứng luộc.


Thủ lợn sẽ được chặt rời trước khi luộc cùng với gà.


Chính tay 2 thầy cúng phải sắp thịt, chặt gà trước ban thờ thần rừng.


2 thầy hành lễ với nhiều động tác khá lạ với sự kính cẩn đặc biệt chứ không đơn thuần chỉ là chắp tay vái.


Sau đó khoảng hai chục người dân bản tham gia sẽ lần lượt ra quì mọp khấn trước ban thờ.


Trên bàn thờ đá sẽ có 3 bát nước gừng, 3 bát rượu, 3 bát thịt tổng hợp thành con số 9 tâm linh.


Lễ Gà Ma Dó linh thiêng trong rừng già chính là cuộc tạ ơn vị thần đã ban phát sự no ấm cho dân bản.


Lễ vật cúng xong xuôi sẽ được thầy phát cho cho từng người hưởng.


Có 3 bát rượu lộc được chia đều cho mọi người có mặt trong buổi lễ. Sau đó sẽ là một cuộc hưởng lộc rừng ngay tại nơi hành lễ.
 
Còn rừng thì sống mất rừng là mất tất cả, đó là suy nghĩ đơn giản nhưng xuyên suốt mọi hành động của người dân với rừng... Cuộc tạ ơn thiên nhiên trọng tục cúng rừng Gà Ma Dó như tiếng nói vô thanh hòa vào cõi âm u mà bao đời nay đồng bào Hà Nhì coi như triết lý sống của dân bản.

Hữu Nghị (Dân trí)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây