Một ngôi chùa Thái giúp nhiều người cai nghiện

Thứ ba - 16/05/2017 08:02
Cengiz dường như có tất cả. Một công việc được trả lương cao trong lĩnh vực công nghệ của Đức đã cho anh tiền bạc và uy tín, nhưng cuộc sống của anh đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nghiện ma túy đã đẩy anh đến bờ vực tự sát.
Cengiz (phải) - nay là tu sĩ Atalo - mặc áo choàng tu sĩ trong lễ thọ giới tại Wat Thamkrabok ở tỉnh Saraburi, Thái Lan hôm 30-3 vừa qua - Ảnh: Reuters
Cengiz (phải) - nay là tu sĩ Atalo - mặc áo choàng tu sĩ trong lễ thọ giới tại Wat Thamkrabok ở tỉnh Saraburi, Thái Lan hôm 30-3 vừa qua - Ảnh: Reuters

Anh tìm thấy con đường thoát ra tại một tu viện Phật giáo ở Thái Lan - được biết đến với chương trình phục hồi ma túy của mình.

"Wat Thamkrabok đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi", người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ 38 tuổi, hiện nay là sư Atalo, đã đến tu viện cách đây 14 năm và đã trở lại nhiều lần để cầu nguyện và thiền.

"Công việc của tôi thực sự căng thẳng và tôi là nô lệ của xã hội hiệu suất cao phương Tây", sư Atalo, người hy vọng sẽ viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình. Giống như những người khác được phỏng vấn cho câu chuyện này, sư từ chối cung cấp họ của mình.

Wat Tham Krabok, 140 km về phía bắc của Bangkok, đã chữa trị cho hơn 110.000 người khi bắt đầu chương trình của mình vào năm 1959 theo quy định của tu viện.

Sư Jeremy, một người Úc 37 tuổi, đã trải qua quá trình điều trị ở tu viện cách đây 3 năm để cai nghiện heroin, nói: "Ở đây chúng tôi có một cách đặc biệt để thực hành Phật giáo và điều này rất phù hợp để điều trị nghiện ma tuý".

Việc điều trị bắt đầu bằng một buổi lễ sajja, trong đó bệnh nhân phát nguyện sẽ không bao giờ sử dụng ma túy nữa.

Bệnh nhân sau đó uống ít nhất 5 ngày liên tiếp, một loại thuốc thảo dược mạnh gây nôn.

Nôn mửa được theo sau bởi tắm xông hơi thảo dược hàng ngày để hỗ trợ quá trình cai nghiện.

Không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong suốt 5 ngày đầu điều trị. Bệnh nhân trải qua thời gian bằng cách thiền định, chơi bóng bàn và cử tạ cũng như các công việc thủ công như vẽ tranh và làm tượng Phật.

Một số chuyên gia đã đặt câu hỏi về hiệu quả của phương pháp Wat Thamkrabok.

Brian Russman, giám đốc lâm sàng của The Cabin, một trung tâm cai nghiện ma túy ở Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, nói: "Tôi không thể biện hộ cho loại hình điều trị này vì không có bằng chứng rõ ràng và nghiên cứu nào đằng sau nó.

Các bệnh nhân dễ bị tái phát mà không cần điều trị theo dõi hoặc hỗ trợ ngang nhau, ông nói.

Nat, trong tuần điều trị thứ tư của cô, nói cô sợ rời khỏi chùa vì sợ tái phát. Người phụ nữ 24 tuổi đến từ vùng đông bắc Thái Lan đã bắt đầu sử dụng methamphetamine 2 năm trước để tỉnh táo trong công việc ban đêm của cô với vai trò một vũ công go-go ở Bangkok.

"Công việc duy nhất của tôi là ở quán bar và tôi cần phải quay lại với nó", Nat nói.

Henry, một người nghiện heroin 37 tuổi đến từ Vương quốc Anh, đã đến Wat Thamkrabok sau khi thử vài phòng khám phục hồi chức năng truyền thống.

Anh nói: "Đối với nhiều người ở đây, đây là cơ hội cuối cùng của chúng tôi".

Văn Công Hưng (theo Reuters)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây