Benioff gọi hướng tiếp cận này trong môi trường kinh doanh là “tâm thức của người bắt đầu” - sơ tâm. Đây là một khái niệm cơ bản trong Phật giáo, được mô tả như là cách luôn nhìn thế giới ở dạng mới nhất; nếu không, bạn sẽ không biết gì về thế giới.
Vào đầu năm 2016, Benioff chia sẻ với nhật báo chuyên viết về kinh doanh và tài chính có ảnh hưởng lớn trên thế giới, The Wall Street Journal, về ý tưởng này trong mối tương quan với khái niệm buông xả.
“Tôi cố gắng loại bỏ tất cả những gì đã xảy ra trong ngành công nghiệp mà mình theo đuổi cho đến thời điểm này, dù có rất nhiều thứ, nhưng cần phải buông xả. Từ đó, tôi có thể tập trung vào những gì đang diễn ra”, ông chủ Salesforce khẳng định.
Điều này rất giống với chiến lược của Steve Jobs, một người quy ngưỡng và thực tập sâu sắc các giá trị của Phật giáo, gây dựng trong mỗi hành động và công việc của mình tại Apple. Vào năm 2011, ký giả Jeff Yang nổi tiếng của The Wall Street Journal từng viết rằng, Jobs tập trung vào việc phát triển phương diện “tâm thức của người bắt đầu” để có thể đạt được sự thường hằng nhằm tạo ra hướng gợi mở cho những câu hỏi cũ kỹ về nhiều vấn đề khó khăn.
“Trong quyển sách được xuất bản năm 2015 với tiêu đề One Second Ahead, Rasmus Hougaard, Giám đốc điều hành Potential Project cho rằng ‘tâm thức của người bắt đầu’ là yếu tố trọng yếu tạo nên những thành công trong kinh doanh. Ông lấy câu chuyện Nokia mất hoàn toàn ưu thế cạnh tranh trước Apple trong những năm 2000 làm ví dụ điển hình cho những gì có thể xảy ra nếu doanh nghiệp hay nhà điều hành kinh doanh không ngừng lại tất cả để có thể nhìn thế giới với một cặp mắt ban sơ nhất.
Hougaard trích dẫn và nhấn mạnh về một phát biểu thần thánh vào năm 2007 từ vị CEO sau đó của Nokia rằng: “Từ một đối thủ cạnh tranh ở dạng tiềm năng, iPhone chẳng có gì nhưng thực sự là một sản phẩm thích hợp”.
Hougaard cũng cho biết trạng thái của “độ cứng nhận thức”, tức là hiện tượng con người tự động nghĩ về những kinh nghiệm trước đó khi cố giải thích những điều hiện tại họ đang tiếp cận, là một lý do rất khó để có thể đạt được “tâm thức của người bắt đầu”. Từ đó, ký giả nổi danh này đề xuất việc thực tập chánh niệm để có thể giúp con người vượt qua “độ cứng nhận thức”, tạo nên những tìm kiếm mới, giải pháp mới cho những sự cố xảy ra.
Một chiến lược khá đơn giản mà Hougaard đề nghị - rất hữu ích cho những ai không có thời gian hay điều kiện để tham gia các khóa học về thực tập chánh niệm - đó là hãy nghĩ về thực tại, tình trạng của chính cuộc sống điển hình mà mỗi người đang trải qua và sử dụng “tâm thức cho người bắt đầu” để giải quyết mọi chuyện.
Ý tưởng chính cho đề xuất trên là “quay lại” - ngay cả khi chỉ trong một thời khắc nhất định - và tìm phương án khác đánh giá mọi thứ.
Bạn không cần phải trở thành một CEO tỷ phú để có thể hưởng lợi từ khái niệm “tâm thức của người bắt đầu” nhưng ý tưởng này có thể tạo nên trong người bạn nhiều sáng tạo và cả sự xốc vác để thực hiện công việc hàng ngày của chính mình.
Bảo Thiên
(theo Bussiness Insider)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự