Một người xuất gia khi vào chùa ở ngoài việc học giới luật, kinh điển còn phải học cách đối nhân xử thế. Không chỉ vậy, các kiến thức bên ngoài cũng không được bỏ qua.
Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có quy định rõ muốn thọ giới Sa di, Sa di ni… phải có bằng trung học cơ sở, muốn thọ Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni phải có bằng Phổ thông Trung học…
Qua đó cho thấy thế học (PV – học vấn được dạy ở các trường ngoài xã hội) cũng được Chư tôn đức giáo phẩm rất quan tâm. Thì nói chi giáo lý nhà Phật lại bỏ qua được.
Chư Tăng Ni của Phật giáo Việt Nam hiện nay có rất nhiều vị học Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân… trong và ngoài nước.
Để đạt được như vậy, mỗi vị Bổn sư khi nhận đệ tử đều phải có sự giáo dục, hướng dẫn kỷ lưỡng. “Tôi cho rằng muốn làm thầy người khác thì mình phải có kiến thức. Tuy đạo Phật chủ trương về giác ngộ, nhưng nếu không học thì sao biết. Vì thế, ai đi tu với tư tưởng tránh đời thì không thể thành công trên con đường đạo”, thầy Thích Chân Thiện (TP HCM) chia sẻ.
Báo điện tử Gia Đình Việt Nam xin chia sẻ những hình ảnh về việc hướng dẫn sự học ở một ngôi chùa Phật giáo tại Thái Lan đến độc giả:
Huynh đệ giúp nhau học bài
... luôn được thực hiện hằng ngày, dưới sự giám sát của Bổn sư
Việc trả bài cho bổn sư là điều không thể tránh khỏi
tự học
học ở mọi nơi
học với tất cả tâm trạng
chỉ dẫn cho nhau
chỗ nào cũng có thể học
Chỉ có học sau này mới giúp đời tốt
Ai nói vào chùa là chỉ biết tụng kinh
Làm thầy tâm linh cần phải có kiến thức
hướng dẫn
chỉ dạy
giám sát
và tự học, đó là điều mà mỗi bậc Bổn sư cần thực hiện để hướng dẫn cho đệ tử của mình
Nguồn tin: Vedepphatphap.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự