Theo năm tháng, Phật giáo đã phát triển cùng với nhiều tôn giáo chủ đạo. Phật giáo đã phân chia thành nhiều truyền thống khác nhau và hầu như trong mỗi đất nước nơi mà Phật giáo tồn tại đều có một phương pháp, hình thức tu tập đặc biệt khác nhau? Ví dụ như, Thiền tông chú trọng vào đời sống mộc mạc và im lặng. Hay trường phái Theradva nơi những người học cố gắng tinh thông những văn bản cổ xưa. Hoặc Tịnh độ tông nhấn mạnh đời sống đạo đức hơn là lễ nghi phép tắc. Và Phật giáo Tây Tạng tập trung vào chánh niệm và những nghi thức tế lễ phức tạp.
Nếu có một nơi mà Phật giáo được nhận thấy phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới, đó chính là nước Mỹ. Trên thực tế, những giảng viên Phật tử, thấy rằng Phật giáo Tây Tạng đang mở rộng, mà chúng gọi là Phật giáo Mỹ. Nhìn chung, Phật giáo đã gặt hái sự thành công ở Mỹ chủ yếu bởi vì, người phương tây họ thèm khát sự thực nghiệm. Có một điều thú vị đặc trưng trong giáo lý Phật đà. Như những gì mà giảng viên Chade-Meng Tan chuyên về chánh niệm nhận xét, Phật giáo ở Mỹ được tiếp nhận như “trong lành” và giáo thuyết trở nên rõ ràng hơn khi được so sánh với vài nước Châu Á, nơi mà niềm tin rộng lớn hơn việc thực hành.
Một điều đặc biệt nữa trong Phật giáo Tây Tạng đã thu hút sự chú ý của Công dân Mỹ là nó tập trung vào cái chết. Người học có thể thực hành chuẩn bị cho cái chết, đặc biệt những người này mong chờ để chết một lần. Kathy Wesley là một trong nhiều người Mỹ đã hoàn toàn trở thành một lama (tu sĩ Tây Tạng) giải thích rằng cô ấy bị thuyết phục bởi đường lối tu tập Tây Tạng là vì, “nó rất thực tế và nó còn dạy về cách giải quyết những nỗi khổ đau tinh thần trong đời sống hàng ngày của bạn. Làm cách nào để giải quyết lòng oán giận của bạn, làm thế nào hoá giải nỗi đau buồn của bạn, làm thế nào để hoá giải sự ganh tị và tính hơn thua. Học tất cả những nghệ thuật thiền định này và kết hợp chúng lại với nhau, tôi cảm thấy được sự phong phú trong Phật giáo”. Mục đích hiện nay của Wesley là thích nghi Phật giáo Tây Tạng với văn hoá phương Tây.
Chade-Meng Tan là một Phật tử đã phát triển việc thực hành thiền chánh niệm đặc biệt trong các hoạt động ở công ty hoặc giữa các giai cấp thượng lưu ở Hoa Kỳ. Trong một lần phỏng vấn, Tan người trước đây làm việc cho Google, đã làm rõ ràng hơn mục tiêu trong việc tăng năng suất; chánh niệm nên được hướng trực tiếp vào việc tạo ra ” con người sẽ tốt hơn khi ai cũng tạo ra năng suất cao hơn.” Tại sao ông ấy chọn giúp những tập đoàn thế giới hoặc giới giàu có? Trước tiên ông ấy nhận thấy rằng, dù là những người được đặc ân cũng phải chịu khổ đau. Thứ 2 và quan trọng nhất, nỗi khổ đau bên trong của mọi người nói trên hay những người điều khiển những doanh nghiệp lớn cũng có thể ảnh hưởng tích cực với những đối tác của mình. Hơn nữa, việc thay đổi quan niệm của những người lãnh đạo doanh nghiệp một cách tích cực, cuối cùng rồi thay đổi được đất nước và thế giới. Trước sau như một, Tan chỉ nói về lòng nhân ái và tâm từ bi trong nhiều bài giảng về chánh niệm của ông.
Với Tan, những nghệ thuật sống đạo của Phật giáo chánh niệm trên thực tế có thể tạo ra những hoàn cảnh hoàn hảo cho một thế giới an lành. Ông ấy đưa ra hai thành tựu chủ yếu nên được xem xét: sự loại trừ những hoàn cảnh bần cùng và việc phá hoại môi trường và việc đạt được sự yên bình, niềm vui và lòng nhân ái. Giảng viên Phật tử đã giải thích lý do tại sao những quốc gia phồn thịnh phương tây vẫn có nhiều khổ đau. Theo ông, do vì những đất nước phát triển này đã đạt được sự thịnh vượng, họ vẫn thiếu sự yên bình, niềm vui, lòng từ bi bên trong. Mặt khác, những nơi mà được hưởng sự yên bình, niềm vui, lòng từ bi bên trong lại chịu ảnh hưởng bởi nạn nghèo đói và hủy hoại môi trường. Cuối cùng, Tan nhấn mạnh rằng Phật giáo không phải một tôn giáo hoàn hảo chỉ giống những niềm tin của nhiều người. Với ông, Phật giáo thiếu cái ý tưởng ” phụng sự” và nhất quán nhấn mạnh về ” tình yêu ” như cách Cơ đốc giáo làm. Tuy nhiên, với ông chánh niệm chỉ giống như tính chất tinh thần là một khái niệm và thực tập phổ biến, điều mà có thể khắc phục con người từ sự khác biệt giữa niềm tin và thực tại. Bản thân Chánh niệm có thể làm cá nhân mỗi người Do Thái, Phật giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo v, v. .. trở nên tốt hơn.
Diệu Ánh dịch
Theo: worldreligionnews.com