Những câu chuyện dã sử pha chút thần thoại kể rằng vào thế kỉ 16, giai đoạn giữa triều đại nhà Minh – một người Trung Quốc tên là Wan Hu (Vạn Hổ) nung nấu một mơ ước đi đến một nơi mà không có người đàn ông nào trước đó từng đến.
Sau khi tìm hiểu và nghe rất nhiều câu chuyện ông cho rằng ước mơ của mình sẽ chỉ thành hiện thức nếu bay ra ngoài không gian vũ trụ và vươn tới các ngôi sao.
Để làm được điều này, thứ mà Wan Hu nghĩ đến là những quả pháo thăng thiên. Cùng với sự ra đời của thuốc nổ đen, pháo thăng thiên đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc mỗi dịp Lễ Tết tại Trung Quốc từ thời nhà Đường (618-907).
Những quả pháo này kết hợp với tên bịt sắt được sử dụng trong quân đội như một loại vũ khí tấn công hữu hiệu cũng đã xuất hiện trước thời đại của Wan Hu hơn 3 thế kỷ dưới vương triều nhà Tống.
Pháo thăng thiên đã trở thành một trò chơi quen thuộc từ thời nhà Đường (Ảnh minh họa)
Sự phổ biến và quen thuộc của pháo thăng thiên đã thôi thúc Wan nảy ra ý tưởng về một chiếc ghế với 47 quả pháo thăng thiên cỡ lớn gắn xung quanh để bay lên trời. Ông thậm chí còn mang theo diều để lượn trở lại mặt đất khi pháo cháy hết thuốc.
Đáng tiếc, sau khi được những người hỗ trợ châm lửa giúp, áp lực quá lớn do 47 quả pháo phát hỏa cùng lúc đã khiến Wan Hu biến mất sau một vụ nổ lớn.
Tranh vẽ Wan Hu bay vào không gian bằng chiếc ghế gắn đầy pháo thăng thiên (Ảnh: armaghplanet.com)
Nhiều người cho rằng đó là một sự không may, nhưng một thí nghiệm của kênh Discovery, chương trình MythBusters đã chứng minh sự thất bại của Wan là chắc chắn.
Nhóm nghiên cứu đã chế tạo 47 quả pháo thăng thiên truyền thống của Trung Quốc và gắn vào một ghế đẩy. Kết quả, ngay cả với sự hỗ trợ của ống phun, các quả pháo chỉ tạo ra sức đẩy yếu và không thể đưa chiếc ghế lên trời. Thêm vào đó, lượng khói bụi sinh ra có thể khiến người ngồi trên đó chết ngạt.
Họ kết luận, người Trung Quốc đã tiên phong trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng việc phóng tên lửa của MythBusters thất bại đã chứng minh rằng du hành bằng tên lửa không phải là một trong số đó.
Mặc dù vậy, kể từ lúc được thế giới biết đến lần đầu tiên khi tạp chí Scientific American đăng tải câu chuyện trong số ra ngày 2 tháng 10 năm 1909, câu chuyện về Wan Hu đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một giai thoại đẹp cho ước mơ chinh phục không gian của người Trung Hoa xưa.
Tượng đài của Vạn Hổ đạt tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. (Ảnh Mapio)
Miệng núi lửa Wan Hu trên Mặt Trăng (Ảnh: armaghplanet.com)
Năm 1965, Wan Hu cuối cùng cũng tới được Mặt Trăng sau khi Liên Xô lấy tên ông để đặt cho một miệng núi lửa do tàu Zond 3 phát hiện. Tên này được giới thiên văn Xô Viết sử dụng từ 1966 và được liên hiệp Thiên văn Quốc tế chính thức công nhận vào năm 1970 và vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
Nguồn tin: Daikynguyenvn.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự