Những di tích còn sót lại của ngôi đền dưới đáy biển nguy nga, tôn nghiêm chẳng thua gì ngôi đền Borobudur nổi tiếng của Indonesia. Điều này càng khiến những người may mắn được chiêm ngưỡng cảm thấy ngỡ ngàng.
Vậy những bức tượng bí ẩn này đã tọa lạc dưới đáy biển được bao lâu? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác về điều này nhưng căn cứ theo hình dáng, phong cách kiến trúc của những bức tượng thì nhiều khả năng nó không cách niên đại của ngôi đền Borobudur bao lâu, tức là khoảng thế kỷ 7- 8 sau Công nguyên.
Điều này không khó để suy đoán khi tại quốc gia Srivijaya, nơi mà Phật giáo từng phát triển rất hưng thịnh thì việc kiến tạo đền bằng đá đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở nơi đây và Borobudur là một ví dụ.
Theo phỏng đoán, ngôi đền bí ẩn dưới đáy biển từng nằm ở một vị trí không xa đền Borobudur. Indonesia nổi tiếng là quốc gia nằm trong khu vực có núi lửa hoạt động mạnh từ trước tới nay. Những ngọn núi lửa lớn nhỏ khác nhau từng khiến Indonesia hứng chịu nhiều trận thảm họa, làm thay đổi lớp vỏ Trái Đất.
Những công trình kiến trúc bằng đá tuy rất dễ để bảo tồn nhưng để chống lại ảnh hưởng của sự vận động vỏ Trái Đất thì lại không phải chuyện đơn giản. Vì vậy, Borobudur cũng đã từng bị chôn vùi bởi núi lửa và ngôi đền dưới đáy biển rất có thể cũng không phải ngoại lệ.
Những hình ảnh tượng Phật dưới đáy biển:
Đất nước Indonesia nổi tiếng với ngôi đền thờ Phật giáo độc đáo nhất thế giới, Borobudur (hay còn gọi là Candi Borobudur theo tiếng địa phương), nhưng đất nước này hiện vẫn còn ẩn giấu một ngôi đền thờ Phật tuyệt đẹp khác đang chìm dưới đáy biển. Vẻ nguy nga tráng lệ và trang nghiêm của di tích đền thờ Phật này không hề thua kém gì so với Borobudur, đủ để làm rung động cả thế giới.
Vậy, ngôi đền thờ Phật chìm dưới đáy biển này là di tích của thời kỳ nào? Kỳ thực vẫn chưa tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi này. Nhưng nếu căn cứ vào hình dạng kiến trúc và kiểu dáng của nó thì khả năng lớn là nó có cùng niên đại với đền thờ Borobudur tức là vào thế kỷ 7-8 sau công nguyên. Bởi vì vào thời kỳ Phật giáo phát triển hưng thịnh ở quốc gia Srivijaya (thế kỷ 7-8) này, việc kiến tạo đền bằng đá đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở nơi đây và Borobudur là một ví dụ.
Theo thông tin hiện có, di tích đền thờ Phật này nằm ở vùng biển cách không xa so với Borobudur. Indonesia nằm ở khu vực núi lửa hoạt động mạnh từ xưa đến nay, những vụ núi lửa lớn nhỏ hoạt động đã khiến nơi đây xảy ra nhiều tai nạn thiên nhiên, cũng làm thay đổi vỏ trái đất. Đền chùa được kiến tạo bằng đá mặc dù dễ bảo tồn, nhưng muốn ngăn cản sự ảnh hưởng của sự vận động của vỏ trái đất thì cũng không phải việc dễ dàng. Vì vậy, trong lịch sử Borobudur đã từng bị chôn vùi bởi núi lửa và di tích đền thờ Phật đang chìm dưới đáy biển này có thể cũng đã gặp phải cảnh ngộ này. Còn có một số đền thờ Phật có kiến trúc tương tự đã vì sự biến đổi tự nhiên mà bị thay đổi hình dạng và vị trí địa lý.
Nguồn tin: Vedepphatphap.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự