Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì.5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Người Việt Nam ăn Tết Hàn Thực không kiêng lửa, không ăn đồ lạnh, mà có tục làm bánh trôi, bánh chay, bánh lá để cúng tổ tiên. Tục này có từ thời Hùng Vương. Hằng năm, vào ngày hội Hát Môn (5.3), hội Đền Hùng (10.3), người dân thường làm một mâm bánh trôi 100 chiếc đem cúng để nhắc lại sự tích "đẻ bọc trăm trứng" của bà Âu Cơ, rồi đem 50 chiếc đặt trên bè sen thả xuống sông, 50 chiếc đem lên núi.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự