Thần của Nghề Đúc Đồng: Thiền Sư Không Lộ (1016-1094)

Thứ tư - 05/06/2013 06:18
Xưa thật xưa, một nhà sư Việt Nam đã tới gặp vua Trung Quốc, mang tất cả đồng trong kho vị vua này về Việt Nam, và sau đó trở thành vị thần bảo hộ cho thợ nghề đúc đồng.
Thiền sư Không Lộ
Thiền sư Không Lộ

Ngài có họ là Dương. Pháp danh là Không Lộ, nghĩa là Lối Đi Tánh Không. Khi một số dân làng phát âm khác đi, pháp danh này có nghĩa là “Khổng Lồ.”

Không Lộ (1016-1094) sinh ở huyện Hải Thanh, tỉnh Nam Định. Xuất gia theo học với Thiền sư Lôi Hà Trạch, ngài tu thiền rất chuyên cần. Ngài có nhiều thần thông – như bay trên không, bước trên mặt sông, hay hàng phục cọp.

Ngài có một túi xách, trông bình thường nhưng có thể chứa nhiều vật lớn. Ngài cũng có một cây gậy rất nặng.

Một hôm, nhà vua Việt Nam nói với Không Lộ, “Bạch Thiền Sư, ta muốn trang bị phẩm vật cho tất cả các chùa trong nước; nhưng trong nước không có nguyên liệu đồng đen. Ta nghe rằng vua Trung Quốc là Phật tử nhiệt tâm, và thường cúng dường các sư. Ta muốn thỉnh sư sang gặp vua Trung Quốc và lạc quyên đồng về.”

Sau nhiều ngày đi bộ vượt núi, xuyên rừng và qua sông, Không Lộ tới thủ đô Trung Quốc.

Khi nhà sư khổng lồ xuất hiện ở cung điện, vua Trung Quốc hỏi, “Bạch Hòa thượng, ngài từ đâu tới? Ta có thể cúng dường gì cho ngài?”

Không Lộ trả lời, “Sư muốn có một ít đồng đen đề về đúc làm phẩm vật cho các chùa Việt Nam.”

Nghĩ rằng nhà sư mang theo nhiều người, vua hỏi, “Bạch Hòa Thượng, quý quốc cần bao nhiêu đồng? Thầy mang theo bao nhiêu người?”

Sư Không Lộ nói, “Sư tới đây một mình, và chỉ xin đồng cho đủ túi xách này.”

Vua Trung Quốc nhìn chiếc túi xách nhỏ, và nói, “Thầy có mang cả trăm túi xách, ta cũng sẵn sàng để Thầy lấy đồng đủ cả trăm túi.”

Vua ra lệnh một nội thị dẫn nhà sư tới kho vua với lời hứa rằng Sư Không Lộ có thể lấy bao nhiêu tùy sức mang về.

Trên đường vào nhà kho, có một sân rất rộng trên đó có một tượng trâu vàng, lớn như ngôi nhà và sáng chói như mặt trời.

Quan giữ kho chỉ vào trâu vàng và nói giỡn với nhà sư, “Bạch Thiền Sư, có cần trâu vàng này không?”

Không Lộ nói, “Không. Ta chỉ cần một ít đồng đen thôi.”

Trong khi viên quan kinh ngạc nhìn, Không Lộ đưa tất cả đồng đen trong kho vua rất lớn vào túi xách của sư, móc vào đầu gậy và bước ra.

Quan giữ kho vội vã trình báo lên vua rằng đồng bị lấy cả rồi. Vua Trung Quốc không bao giờ ngờ có chuyện như thế; vua hối tiếc, ra lệnh 500 chiến binh theo chận để bắt nhà sư.

Sau khi vượt 300 dặm với túi nặng trên vai, Không Lộ nghe tiếng lính kỵ binh Trung Quốc hò hét từ phía sau.

Tới một dòng sông lớn, nhà sư nhìn lại, thấy đoàn lính phóng ngựa gần tới giữa đám mây bụi mịt mù.

Không Lộ bước đi trên mặt sông; tới giữa sông, nhà sư quay lưng lại, nói với các chiến binh vừa dừng ngựa ở bờ sông, “Ta muốn gửi lời cảm ơn tới Vua Trung Quốc, và ta hy vọng đã không làm phiền tới quý vị.”

Trở về thủ đô Việt Nam, Không Lộ kể cho nhà vua về chuyến đi.

Vua Việt Nam yêu cầu sư lấy đồng để làm bốn bảo khí Phật Giáo có thể trường tồn nhiều ngàn năm.

Không Lộ mời các thợ đồng giỏi nhất nước tới làm việc, và chia đồng làm bốn phần.

Trước tiên, Không Lộ xây một tháp chín tầng, đặt tên là tháp Bảo Thiên. Ngôi tháp đứng cao vút giữa thủ đô, dân nơi này từ các hướng đều thấy tháp rõ ràng.

Kế tiếp, sư đắp một pho tượng Phật cao sáu trượng (khoảng 20 mét), và một chiếc đỉnh lớn với chu vi bằng 10 người ôm.

Sau khi dùng số đồng còn lại làm chuông, Không Lộ đánh chuông, nghe tiếng ngân đầu tiên vang xa, tới tận Trung Quốc.

Đánh thức bởi tiếng chuông, tượng trâu vàng trước kho vua đứng chồm dậy và phóng về hướng nam nhiều ngàn dặm.

Thấy chuông mới đúc xong, trâu vàng ngửi ngửi và nằm xuống kế bên chuông.

Không Lộ lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ nếu vàng chảy vào Việt Nam. Thiền sư nói với nhà vua, và được phép ném quả chuông khổng lồ để tránh cuộc chiến có thể xảy ra.

Một hôm, Không Lộ xách quả chuông lên núi, ném chuông xuống Hồ Tây. Chuông bay cao lên không, và rơi ùm vào hồ.

Nghe tiếng chuông bay, trâu vàng phóng theo tiếng chuông và nhảy vào Hồ Tây, nơi từ đó còn được gọi là Hồ Trâu Vàng.

Sau khi viên tịch, Thiền Sư Không Lộ được thờ như vị thần bảo hộ cho thợ đúc đồng.

Ngài để lại vài bài thơ, trong đó các câu sau thường được nhắc tới:

Ta đôi khi bước lên đỉnh núi cao

hét to một tiếng dài, làm cả bầu trời lạnh băng.

THAM KHẢO:

Truyện kể trên kết hợp từ nhiều truyện và bài của Thích Thanh Từ, Lệ Như Thích Trung Hậu, Nguyễn Đổng Chi và Huỳnh Kim Quang.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây