Ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) sinh năm 1964, là người Giáy chính cống. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam.
Theo ông Út, hiện tại, nhà thờ tổ của ông nằm ở huyện Phú Linh (Vân Nam), bên kia Trung Quốc, cách biên giới có 6km, từ phía Phó Bảng (Đồng Văn) đi lên.
Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được cương thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Xuân Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.
Dòng họ Lục của ông lang Lục Xuân Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Các cụ kể lại, thì họ Lục có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng.
Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài giải độc, trị các bệnh về gan, tiêu u phần mềm và gút.
Ông lang Út lấy thuốc trong rừng Ông lang Út cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này.
Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của Vua Mèo ở Đồng Văn”.
Ông nội của ông lang Lục Xuân Út lấy vợ, rồi di cư sang Đồng Văn sinh sống. Giỏi các bài thuốc quý, nên thường xuyên điều trị cho vua Mèo.
Ông nội truyền nghề thuốc cho con trai Lục A Hủi, là bố đẻ của Lục Xuân Út. Cụ Hủi sinh năm 1917, là thầy lang, chăm sóc sức khỏe cho vua Mèo Vương Chí Sình. Ông được vua Mèo phong là “thần y”.
Ông Hủi tài hoa, giỏi thuốc, lấy hai vợ và sinh được tới 10 người con. Vợ cả của ông Hủi là người Trung Quốc, có với nhau 3 người con.
Vợ hai của ông Hủi là người gốc Nghĩa Hưng (Nam Định), theo bố di cư lên Đồng Văn. Bà hai sinh cho ông 7 người con. Thầy lang Lục Xuân Út là con út của bà hai.
Ông lang Lục Xuân Út với một cây thuốc trị bệnh về xương Ông Lục A Hủi được bác Hồ giác ngộ, trở thành Việt Minh, tham gia tiễu phỉ. Ông cũng có công động viên, thuyết phục Vương Chí Sình theo cách mạng.
Khi Đồng Văn Giải phóng, ông Lục A Hủi được giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Tuy nhiên, do không biết chữ, ngay sau đó bị giáng xuống chức phó chủ tịch.
Ông Lục A Hủi nắm tất cả các bài thuốc quý của dòng họ. Ngày đó, ông bốc thuốc cho nhà Vương và nhân dân trong vùng Đồng Văn, cả người Trung Quốc.
Ông Hủi truyền cho con cả, vốn là chủ tịch xã Đồng Văn, bài thuốc đặc trị các bệnh về gan, thận. Anh thứ 7 của ông Út học được bài thuốc khớp và dạ dày. Anh thứ 7 sống ở huyện Na Hang.
Cả hai ông đều giỏi bốc thuốc, nhưng không hành nghề, mà chỉ vào rừng nhổ cây thuốc cứu người miễn phí. Bệnh nhân là những người quen biết, xóm làng.
Lục Xuân Út tuy là con út, nhưng tính nết nhanh nhẹn, lại có đam mê cây cối, nên được bố cho đi theo hái thuốc nhiều nhất.
Hồi 6-7 tuổi, Út đã trèo vách đá như khỉ để lấy thuốc. Những cây thuốc ông Hủi lấy, toàn là kỳ hoa dị thảo, mọc hoang dã trên các vách núi đá dựng đứng.
Hồi lên 10 tuổi, Lục Xuân Út đã biết cả trăm cây thuốc quý. Những cây thuốc ấy đều được gọi theo tiếng Giáy, nên dù sau này nghiên cứu sách vở, anh cũng không biết tên khoa học nó là gì, đã từng được nghiên cứu hay chưa.
Hầu hết các cây thuốc, khi anh mang cho các thầy thuốc Việt Nam, các nhà khoa học, nhà dược học, đều không biết chúng là cây gì.
Ông lang Út trong kho chứa thảo dược Năm 20 tuổi, Lục Xuân Út được bố, là ông A Hủi dắt sang Trung Quốc gặp các cụ trong dòng họ. Nhà thờ tổ uy nghi, toàn mộ đắp đá rất lớn. Phải có đến gần chục cụ, râu dài đến ngực có mặt trong buổi truyền nghề.
Trước nhà thờ tổ và các cụ, Lục Xuân Út thề độc không được tiết lộ bài thuốc quý và cả đời phải lấy thuốc cứu người, giữ nghề thuốc bí truyền cho thế hệ sau của dòng họ.
Bài thuốc bí truyền mà Lục Xuân Út được tổ tiên truyền lại là bài thuốc chữa gút. Lục Xuân Út phải có trách nhiệm bảo tồn bài thuốc, phát huy mạnh hơn nữa tác dụng của nó.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Mình thề thế cho đúng thủ tục, lễ nghi, chứ ông cụ A Hủi đã chỉ cho mình bài thuốc gút lâu lắm rồi.
Ngoài bài thuốc gút, mình còn biết nhiều bài chữa tê liệt, u lành phần mềm, các bệnh về khớp. Bố mình biết cây gì, đều chỉ cho mình cả thôi.
Ở Trung Quốc thì phải giữ nghề như thế, không được tiết lộ cho ai. Thế nhưng, dòng họ nhà mình ở Trung Quốc lại không giữ được nghề.
Mấy ông cụ râu dài đều sống trăm tuổi, nhưng giờ chết hết rồi, bọn trẻ đi học đại học, làm cán bộ, không theo nghề nữa. Trong họ, có lẽ là mình chuyên sâu theo nghề nhất”.
Hồi thanh niên trai trẻ, Lục Xuân Út lang thang trong rừng suốt ngày. Anh chàng Út nhỏ thó, lùn tẹt, nhưng trèo đèo lội suối suốt ngày không mệt. Chỉ cần con dao quắm, Lục Xuân Út có thể đi liên miên cả năm trong rừng.
20 năm trước, Lục Xuân Út đi xuyên rừng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, vòng xuống Bắc Mê, sang Na Hang của Tuyên Quang để tìm thuốc.
Lục Xuân Út phát hiện ở Na Hang và những khu rừng lân cận của Tuyên Quang có vô số cây thuốc quý chữa gút. Hầu hết những cây thuốc này đều là cây cỏ hoang dã, không được biết đến, nên chúng không bị thu hái.
Có nguồn thuốc lớn, Lục Xuân Út đã có điều kiện để giúp đỡ nhiều người bệnh hơn.
Tại đây, anh gặp thiếu nữ người Kinh, là Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1973), nên lấy làm vợ. Chàng trai người Giáy theo vợ về làng Vinh Quang (xã Thái Bình, huyện Yên Sơn) để sinh cư.
Được bố mẹ vợ chia cho một quả đồi cao nhất làng, Lục Xuân Út bắt đầu âm thầm hành nghề.
Lúc đầu, anh bốc thuốc miễn phí cho người bệnh quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, những bài thuốc của anh, đặc biệt là thuốc chữa gút, đã lan rộng khắp cả nước. Anh trở thành ông lang dân dã, nhưng cực kỳ bí ẩn.
Còn tiếp…