Tiết lộ của người phụ nữ từng liệt giường suốt 1 năm về vị thuốc cứu tinh bất ngờ

Thứ sáu - 07/07/2017 12:49
Khi biết mình bị thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp dạng thấp, bà Cam đã đi châm cứu và uống rất nhiều loại thuốc. Bà kiên trì chạy chữa nhưng không hiểu sao bệnh tình ngày một nặng thêm. Đang lúc mệt mỏi, bà gần như suy sụp khi nghe bác sĩ thông báo mình bị mắc thêm bệnh đau dạ dày.
Tiết lộ của người phụ nữ từng liệt giường suốt 1 năm về vị thuốc cứu tinh bất ngờ

Đau xương khớp đến mức nằm liệt giường

Bà Lục Thị Cam (trú tại thị trấn Bảo Lạc, Cao Bằng) năm nay đã ngoài 60 tuổi. Ở tuổi này, tuy sức khỏe có giảm đi vài phần, nhưng bà vẫn có thể cầm cuốc ra vườn làm cỏ, trồng rau … để kiếm thêm vài đồng tiêu pha lúc tuổi già và phục vụ bữa cơm gia đình.

Thấy chúng tôi đến chơi, bà Cam dừng việc nhà, nhanh nhẹn rót nước mời khách và vồn vã chia sẻ: “Khoảng giờ này năm ngoái tôi đang nằm liệt giường đấy, các chú đến chơi thì có mà ngồi giường nói chuyện với tôi”. Bà Cam chỉ vào đám tóc lưa thưa phía sau đầu - ảnh hưởng do nằm giường quá lâu như minh chứng cho lời nói của mình.

Sinh ra ở vùng nông thôn nghèo, thời trẻ bà Cam phải làm nhiều công việc nặng nhọc như cày ruộng, chạy chợ, phụ hồ. Bà kể, năm 40 tuổi bà vác bao xi măng đi như bay từ tầng 1 lên tầng 2 mà không biết mệt.

Mỗi ngày cứ hàng chục bao như vậy, thỉnh thoảng cái lưng cũng mỏi nhừ, hai đầu gối bủn rủn, cổ tay đau nhức, nhưng vì miếng cơm manh áo, bà đành mặc kệ. Nhà bà Cam còn gần một mẫu ruộng nên bà thường xuyên phải lội bùn, ngâm nước lạnh, đôi chân nhiều khi buốt đến tê dại.

Đến năm 50 tuổi, con cái bắt đầu trưởng thành, bà Cam bỏ hẳn nghề phụ hồ, chỉ trông vào ruộng vườn, đồng áng. Lúc này, bà bắt đầu thấy hai chân, hai cánh tay có dấu hiệu đau nhức, tê dại. Nghĩ do mình tham công tiếc việc, xương khớp “mệt nên đòi nghỉ”, bà lại mua cao dán và dầu gió về xoa. Cứ đỡ là bà lại lao đầu vào công việc.

Vài năm sau, thấy hai chân, hai tay đau nhiều, thậm chí nhiều lúc mắt cá chân, đầu gối, cổ tay thường tấy đỏ, nóng ran, khó chịu vô cùng. Đi khám ở bệnh viện, bà mới biết mình bị viêm đa khớp dạng thấp. Từ lúc đó, bà bỏ hẳn công việc đồng áng, chỉ quanh quẩn ở nhà trông cháu và uống thuốc theo đơn bác sĩ cho.

Bà Cam kể: “Có những hôm trái gió trở trời, tôi đang ôm đứa cháu thì tay nhói lên cơn đau, chân bủn rủn suýt đánh rơi cả thằng bé”.

Năm 2013, bà cam chạy chữa một thời gian dài nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Lúc này, cơ thể bà rệu rã lắm rồi, chỉ ngồi một chỗ không làm gì được. Quanh quẩn trong nhà đến năm 2015, đùng một cái bà bị ngã trong lúc đi vệ sinh.

“Lúc đó, đang lần mò ra nhà vệ sinh, tự nhiên tay tôi tê dại, rồi gáy nhói đau, kéo xuống cả lưng, tôi ngã ngửa ra đằng sau, gọi mãi mới có người đỡ dậy”, bà Cam kể.

Các con bà Cam hoảng hốt đưa bà đi viện. Lúc ấy, họ mới biết mẹ mình bị thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ và các đốt sống lưng cũng đang đi vào giai đoạn thoái hóa. Từ đó bà Cam chỉ nằm một chỗ, đi lại phải có người dìu. Nhớ lại khoảng thời gian này, bà Cam bảo chỉ muốn “chết quách đi cho xong”.

Để tìm những vị thuốc quý, bà Khé phải vào tận rừng sâu.

Thương mẹ, các con bà mua hàng trăm thứ thuốc tân dược, thuốc Tây, thuốc bổ đủ cả, nhưng bệnh tình chỉ thuyên giảm ít hôm rồi lại tái phát. Do uống nhiều loại thuốc, không ăn uống được nhiều, bà Cam mắc thêm chứng đau dạ dày, khiến người chỉ còn da bọc xương.

Một năm trời nằm ở giường với những cơn đau hành hạ, bà Cam tưởng như hết hi vọng. “Hôm đó, tự nhiên anh con trai lớn của tôi đi công tác Lào Cai về, xách theo một bao tải thuốc phải 10 đến 12kg ấy.

Nó bảo đây là thuốc chữa xương khớp của lương y người Dao Tẩn Mùi Khé (huyện Bát Xát, Lào Cai), vừa tắm ngâm, vừa uống trong một tháng. Con tôi bảo mẹ uống thuốc tân dược nhiều đến mức đau dạ dày rồi, thì chuyển sang thuốc Nam cho lành”, bà Cam kể lại và bảo, bà thấy lạ vì chưa nghe thấy thuốc tắm ngâm bao giờ.

Khi ấy, anh con trai cả nhắc lại lời lương y người Dao đỏ cho bà nghe, thuốc ngâm tắm sẽ có tác dụng giãn gân cốt, thải độc, lưu thông máu, đưa dưỡng chất ngấm vào cơ thể nhằm giảm đau. Còn thuốc uống sẽ tác dụng trực tiếp đến xương khớp để trị bệnh.

Nghe lời con, hàng ngày bà Cam sắc thuốc uống đều đặn. Bên cạnh đó, con cái cũng hỗ trợ bà nấu nước thuốc tắm ngâm mỗi ngày từ 20 đến 30 phút. Bà kể, nhà bà không có bồn tắm nên người con phải mua thùng nhựa Song Long loại to 220 lít để bà ngồi vào, ngâm thuốc đến ngập cổ.

“Nước thuốc màu huyết dụ, cứ y như rượu vang, hơi nước bốc lên mù mịt và thơm ngào ngạt. Tôi ngâm xong thấy mồ hôi túa ra như tắm. Khi ngâm xong không được tắm tráng lại bằng nước trắng”, bà Cam chia sẻ. 

Ngâm và uống thuốc được 1 tuần, chân và tay của bà Cam bất ngờ sưng tấy trở lại, to hơn hồi chưa uống thuốc, cơn đau cũng buốt và nhức hơn. Người con trai cả gọi điện cho lương y Tẩn Mùi Khé thì nhận được câu trả lời: “Thuốc bắt đầu đầu có tác dụng, như thế là tốt, cứ đều đặn dùng hết một tháng chắc chắn bệnh sẽ đỡ.

Hết một tháng thuốc, tôi thấy đầu gối, cổ tay mềm ra hẳn, chân tay dễ chịu và có thể đi lại được trong nhà. Nhưng lưng, cổ và vai gáy vẫn còn đau, nên con tôi gọi điện lên Lào Cai, nhờ Lương y gửi thuốc về để tôi dùng tiếp. Tôi dùng thuốc đều đặn trong vòng 5 tháng thì thấy hết đau và sinh hoạt bình thường.

Tôi được biết trong những thang thuốc ấy có vị thuốc “mẹ” rất kỳ diệu của người Dao. Thấy lương y này “mát tay”, tôi mua thêm thuốc chữa dạ dày. Tôi dùng trong 1 tháng thôi mà tăng được những 4 cân đấy, giờ ăn ngủ đi lại bình thường rồi”, bà Cam tâm sự.

Tiết lộ vị thuốc “mẹ” trong bài thuốc bí truyền

Chia sẻ thêm về bài thuốc của mình, lương y Tẩn Mùi Khé cho biết, nhiều người thường có các triệu chứng như đau khớp ngón tay, cổ tay hay đau khớp cổ chân. Đây là tình trạng khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do thoái hóa khớp, chấn thương do tai nạn, lao động, hoặc có thể do bẩm sinh hay ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.  


Lương y Tẩn Mùi Khé cho PV xem vị thuốc “mẹ” trong bài thuốc chữa xương khớp bí truyền.

Để trị bệnh viêm khớp, lương y Khé phải dùng cây “tràng hớp hay”, “châu nhầu thần” có tác dụng giúp tăng tiết dịch khớp, bổ sung chất nhầy dịch khớp, giúp bảo vệ và tái tạo màng sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp kháng viêm và giảm sưng đau các khớp.

Trong thuốc tắm ngâm lương y Khé tiết lộ cho chúng tôi một số loại thảo mộc như “vương đìa bua”, “đìa thẳm”… Bà Khé bảo, khi người bệnh ngâm tắm, nước thuốc sẽ ngấm vào trong da, như vậy công dụng của một thang thuốc như được nhân đôi. 

Đặc biệt, bà Khé còn cho chúng tôi xem một loại cây dây leo xù xì, nhưng khi thái lát mỏng để phơi khô lại tỏa ra mùi hương thơm ngào ngạt, đó là cây thuốc “mẹ”. Lương y Khé bảo, sở dĩ gọi như vậy vì thuốc “mẹ” là thành phần chính trong mọi bài thuốc xương khớp của người Dao đỏ nói chung và những thang thuốc xương khớp của bà nói riêng.

Lương y Tẩn Mùi Khé kể, nhiều bệnh nhân sau khi chữa khỏi các bệnh về xương khớp còn dùng thêm các phương thuốc trị đau dạ dày, nóng gan. Điển hình như trường hợp của ông Phang Văn Sẩu, Chủ tịch hội Nông dân một xã trên địa bàn Lào Cai. Ông Sẩu năm nay đã 50 tuổi, bị bệnh viêm đa khớp và đau lưng do giãn dây chằng. 

Đến gặp ông Sẩu, chúng tôi được ông chia sẻ rằng:“Mỗi khi trái gió trở trời, khớp chân tay lại tôi sưng vù, tấy đỏ, thỉnh thoảng bị co cứng nhức nhối vô cùng. Đặc biệt lưng bị giãn dây chằng thường khiến  vùng cột sống thắt lưng đau đột ngột. Mỗi khi đứng lên ngồi xuống, khom lưng, xoay người tôi cảm thấy, rất khó chịu”.

Chữa trị bằng thuốc tân dược một thời gian dài không khỏi, ông Sẩu bị thêm chứng đau dạ dày hành hạ, ăn uống khó khăn. Không thể chịu đựng thêm, ông Sẩu tìm đến bà Khé để cắt thuốc xương khớp vừa sắc uống, vừa ngâm tắm trong vòng một tháng.

“Uống dứt một tháng, tôi không cảm thấy đau đớn nữa. Chân tay cũng hết sưng, lưng cũng hết đau. Từ bấy đến nay bệnh không tái phát lại”, lời ông Sẩu. 

Sau cơn đau xương khớp, ông Sẩu càng thêm tín nhiệm vị “thầy thuốc của bản” và tiếp tục uống thuốc trị đau dạ dày. Chưa đầy hai tháng, chỉ với nắm lá rừng, ông Sẩu đã hoàn toàn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, mọi cơn đau bị đẩy lùi.

Lương y Tẩn Mùi Khé chia sẻ, nhiều bệnh nhân ở các tỉnh xa như Hải Phòng, Hà Nội… thường xuyên gọi điện về Bản xin thuốc. Sau khi nắm bắt được tình trạng bệnh  của từng người, bà đã bốc thuốc và gửi về cho họ với lời hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ, chu đáo.

Do có nhiều độc giả gọi điện tới tòa soạn với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về các bài thuốc Nam. Để độc giả tiện liên hệ, chúng tôi xin cung cấp số điện thoại của gia đình lương y Khé là: 01686.586.263

Nguồn tin: Người giữ lửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây