Tu sĩ 80 tuổi đoạt giải Nobel Hòa bình này nói Ngài chỉ mưu tìm tự trị đích thực cho Tây Tạng, một vùng thuộc Himalaya mà quân đội Cộng sản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát vào năm 1950.
Thị trưởng Milan, Giuseppe Sala, đồng minh của Thủ tướng Matteo Renzi, đưa lên Twitter một tấm ảnh của ông mang khăn quàng Phật Giáo và siết chặt tay Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ông Sala viết trên Twitter: “Milan là một thành phố cởi mở. Trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai.”Truyền thông Ý trích lời ông nói rằng ông không sợ “trả đũa” vì cuộc gặp này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gặp Đức Hồng Y Angelo Scola của Giáo hội Công giáo La Mã. Không có chỉ dấu cho thấy Ngài sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người đang thúc đẩy cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Trung Quốc thường xuyên bày tỏ bất bình với các nước tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại các buổi lễ chính thức, và đã dọa trả đũa sau khi Tổng thống Slovakia tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tuần này. Lãnh đạo các nước, không mấy người, làm như vậy.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 20/10 nói với các phóng viên tại Bắc Kinh “Chúng tôi tuyệt đối chống lại các giới chức trong bất cứ tư cách nào gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Tòa đại sứ Trung Quốc tại Rome nói các giới chức thành phố Milan gặp nhà lãnh đạo Phật Giáo “đã làm tổn thương trầm trọng tình cảm của người dân Trung Quốc.”
Các công ty Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào Ý trong những năm gần đây, mua công ty làm vỏ xe Pirelli vào năm 2015 và nhà thời trang Krizia vào năm 2014. Một tập đoàn Trung Quốc đã đồng ý mua một trong đội bóng đá hàng đầu của Ý là AC Milan.
Người đứng đầu Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc-Ý, Franceso Wu, được Thông tấn xã AGI trích lời cho biết chống lại chuyến viếng thăm này.
Theo VOA
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự