Phật dạy: Trong cuộc đời có 3 cái KHỔ, làm thế nào để vượt qua?

Chủ nhật - 30/04/2017 21:36
Con người sống trên đời này ai cũng than mình KHỔ. KHỔ nào do chúng ta tự chuốc lấy? KHỔ nào lớn hơn KHỔ nào?
Phật dạy: Trong cuộc đời có 3 cái KHỔ, làm thế nào để vượt qua?

Phật nói rằng đời người có 3 cái khổ

Khổ tự nhiên

Khổ tự nhiên đến từ những nguyên do hết sức đơn giản, vì bất chợt những thứ không như ý trong cuộc đời. Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sóng để tránh. Biết sống tức là biết trân quí giá trị của cái khổ này của cuộc đời.

Khổ quả

Khổ này đến từ những nguyên nhân trong quá khứ, liên quan đến nhân quả, ấy là khi mình gây ra những nghiệp xấu từ kiếp trước, kiếp này phải gánh. Khổ quả mang tính giáo dục rất cao giúp mọi người tiến hoá trên đường giác ngộ giải thoát. Nếu không có khổ quả thì không ai biết được mình đã sai lầm như thế nào.

Khổ ảo

Khổ này chỉ do ảo tưởng tạo ra chứ vốn không có thật. Đây mới chính là Khổ Đế mà đức Phật nói đến trong Tứ Diệu Đế, nó còn khổ hơn cả hai loại khổ trên nên mới gọi là Khổ Đế. Khổ này có thể chấm dứt, hay đoạn tận khi không còn ảo tưởng tham sân si. Nhầm lẫn khổ đế với khổ tự nhiên và khổ quả là không đúng. Khổ do dục ái, hữu ái, phi hữu ái tạo ra mới hình thành khổ khổ, hoại khổ, hành khổ trong khổ đế. Ba loại khổ trong khổ đế này đều do ảo tưởng tạo ra nên gọi là khổ ảo.

Phật dạy rằng, cảm giác khổ chính là sự khó chịu, không như ý, không toại nguyện, xen lẫn với đau đớn, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, bất mãn, thất vọng, tuyệt vọng, đau nhức...

Con người sống khổ cũng chỉ vì tham ái, sân, si. Những nỗi khổ tự nhiên đến từ những mưu cầu, dục vọng, ham muốn, chiếm đoạt, tranh giành... Còn nỗi khổ quả thì đến từ quá khứ, còn người muốn diệt trừ thì phải năng tích thiện, làm việc tốt. Khổ ảo là do con người tham lam quá, luôn muốn mình được cái nọ, cái kia, chính vì thế mà tạo nên nỗi áp lực đè nặng trong tâm.

Khi Đức Phật dạy rằng con người sanh, già, bệnh, chết là khổ thì gần như ai cũng nhàm chán sống, tức sống để chịu khổ rồi chết. Từ đó, người theo Phật tu hành, xuất gia, bỏ nhà cửa, sự nghiệp và quyến thuộc để sống phạm hạnh. Như vậy, người xuất gia hầu như đã cắt bỏ hết cuộc sống bình thường, nhưng còn thân này thì họ còn phải ăn uống ngủ nghỉ. Tuy nhiên, người tu cắt bớt việc ăn uống ngủ nghỉ để không bị lệ thuộc bốn thứ này thì được giải thoát. Đó là pháp đầu tiên mà Phật dạy cho con người. Biết buông bỏ, an nhiên là bước đầu giải thoát khỏi sự KHỔ.

Phật nói tất cả mọi người đều sợ khổ, nhưng họ luôn tạo nhân khổ; trong kiếp người, ai cũng muốn an lạc nhưng không bao giờ tạo nhân an lạc. Vì vậy, theo Phật, nếu tạo nhân an lạc, dù không muốn an lạc, ta cũng được an lạc; nhưng tạo nhân khổ thì chắc chắn khổ cũng đến với ta, không thể thoát. Trên bước đường tu hành, ý thức như vậy là nhận diện được cái lý của khổ để cắt bỏ lần lần cho đến đoạn tuyệt nỗi khổ.

Con người đôi khi không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì? Tất cả mọi người trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng là ba điều ham muốn căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây