Câu chuyện đáng suy ngẫm về lòng tốt

Thứ tư - 30/11/2022 05:29
Câu chuyện vẻ hài hước nhưng ẩn đằng sau nó là giá trị nhân văn sâu sắc, khiến ai cũng phải suy ngẫm. Cho đi là còn mãi, cho đi là lương thiện, nhưng làm việc gì cũng phải suy xét cho kỹ càng
Câu chuyện đáng suy ngẫm về lòng tốt

Câu chuyện "Cái tát của kẻ ăn mày"

Tiểu Vương nổi tiếng là người giàu có, hào phóng trong vùng, một ngày nọ, có một người ăn mày đến nhà ông xin ăn, thương tình, Tiểu Vương bèn lấy trong túi của mình ra đưa cho ông ta 10 đồng.

Ngày hôm sau người ăn xin đi xin một vòng quanh vùng nhưng không quên đến nhà Tiểu Vương vì tin chắc ông lại hào phóng cho tiền. Quả đúng như dự đoán, lần này lại đến và ông lại được cho 10 đồng như lần trước.

Kể từ đó, dường như đến nhà Tiểu Vương xin tiền trở thành thói quen của kẻ ăn xin và sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong 2 năm liền.

Thế nhưng, đến một ngày, mọi thứ đã thay đổi khi người ăn xin đến và Tiểu Vương chỉ cho ông ta 5 đồng thay vì 10 đồng như trước kia. Người ăn mày tức giận hỏi lại:“Sao trước kia ngài cho tôi 10 đồng, giờ ngài lại chỉ cho 5 đồng?”

Tiểu Vương đáp lại: “Ta đã kết hôn, còn phải lo toan nhiều thứ, không thể cho ông như trước”.

Người ăn mày giận dữ tát Tiểu Vương một cái rồi lại một cái nữa, sau đó ông ta thốt lên: “Chết tiệt, sao ngươi lại cầm tiền của ta để đi nuôi lão bà nhà ngươi?”. 

Bài học: Từ chuyện Tiểu Vương thường xuyên cho đi miễn phí 10 đồng của mình suốt thời gian 2 năm nên người ăn xin tưởng như rằng đó là việc đương nhiên mình được nhận. Vì thế, khi không được như cũ kẻ này tức giận và còn phản ứng dữ dội, chính cái tát là hành động cảnh tỉnh cho người đời.

Có thể thấy, không nên cung cấp thứ gì miễn phí quá lâu vì nó sẽ hình thành một thói quen, đến cuối cùng nó sẽ phản tác dụng.

Không phải ai cũng xứng đáng nhận lòng tốt của bạn

Câu chuyện có vẻ hài hước nhưng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc khiến ai cũng phải suy ngẫm. Trong cuộc sống này, có những người chỉ mãi là kẻ nhận về, không trân trọng đồng tiền, công sức của người giúp đỡ họ. Họ xem như việc mình được nhận là đương nhiên, chỉ ngồi đợi chờ. 

Vậy nên, khi ta quá tốt, cho đi miễn phí quá nhiều có thể nói không hẳn là ta đang làm điều tốt mà còn gây hại cho người nhận. Thực tế, ai cũng phải biết đối diện mặt với khó khăn để từ đó trưởng thành. Nếu ta cứ giúp họ hết lần này đến lần khác thì sẽ tạo tiền lệ xấu, họ sẽ ỉ lại, không biết vượt qua nghịch cảnh. 

Lương thiện đến độ ngu ngốc chính là hại mình, hại người được nhận lòng tốt. Lương thiện rất quan trọng, nhưng chúng ta phải biết nhìn nhận như nào là đủ, như nào là tốt cho người được nhận. Đừng nghĩ mình có tiền, có tất cả mà vung tay quá trán...

Nói về tác hại của việc quá tốt, quá hào phóng không có nghĩa là ta ngừng lương thiện. Đây chỉ là lời cảnh báo giúp chúng ta nhận ra rằng, sống ở đời, mình vô tư nhưng cũng cần có nguyên tắc. Không nên cho cái gì miễn phí quá lâu, cần phải có giới hạn cho việc đó, nếu không sẽ có đối tượng trở nên quá phụ thuộc vào chúng ta.

Đức Phật dạy, tiền bạc, của cải chỉ là vật ngoài thân. Nhưng không phải tự dưng mà có. Để có ngày hôm nay, bạn phải đánh đổi sức khỏe, mồ hôi, nước mắt.

Bạn có thể tử tế khi giúp đỡ người khác nhưng hãy giúp đỡ họ trong khả năng của mình, đừng vì mấy lời khen, nịnh bợ mà quên mất bản thân mình. Bạn cũng cần sống, cần tiếp tục cuộc đời của mình, cho người khác tất thảy rồi khi ấy bạn lấy gì cho chính mình.

Làm người, có hào phóng cũng phải có nguyên tắc, đối với những việc khiến bạn vi phạm nguyên tắc của bản thân, thì hãy dám nói chữ KHÔNG khi cần. Ai chê bạn ích kỷ ư, mặc họ! 

Sống ở đời, lòng tốt rất quan trọng, nhưng lòng tốt mù quáng có thể gây ra hậu quả xấu. Nếu sự lương thiện lại bắc cầu cho sự ích kỷ, tham lam vì quá vô tư thỉ chỉ hại mình, hại người....

Nguồn Sống đẹp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây