Hãy bao dung nhưng đừng bao che

Thứ hai - 27/07/2020 16:28
Bao dung là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.
Hãy bao dung nhưng đừng bao che

Bao dung người khác thật không dễ dàng, nó cần sự nhẫn nại, bởi khi chúng ta bị đả kích hoặc bị phê bình sẽ luôn luôn cảm thấy vô lý và bất công. Nếu đối phương là người thân của ta, người bạn tốt hoặc bạn tâm giao càng khiến cho ta không thể chấp nhận. Tuy nhiên, dù có xảy ra thật chúng ta vẫn cần phải khoan dung. 

Khoan dung là một bộ phận của bao dung, nghĩa là cần chấp nhận người đó, hơn nữa cần phải tiếp tục chấp nhận người đó, nếu như  người đó vẫn tiếp tục chống lại ta, ta vẫn phải tiếp tục chấp nhận. Vì vậy, khoan dung là một điều khó thực hiện, nhưng khoan dung hợp lý không những bảo vệ được ta mà còn bảo vệ cho người khác, không những ta không bị đối phương hãm hại ta hoặc khiến ta phải hy sinh mà cón ngăn chặn được những việc mà đối phương sẽ làm để hại người khác, sau này họ sẽ cảm ơn ta.

Giống như con dao chặt lên đá, bề mặt của đá có thể sứt mẻ, tuy nhiên nếu chặt trên một chiếc bông mềm hoặc những vật khác có tính đàn hồi, bề mặt của vật thể sẽ không bị vết xước, con dao cũng sẽ không bị hư hỏng, đó chính là việc lấy “nhu” để chịu đựng sự mất cân bằng của đối phương hoặc sự đả kích khác thường.

“Nhu” có hai cách, một là sự xoay chuyển, hai là nhượng bộ. Ví như khi người khác muốn đấm ta, ta có thể xoay người hoặc lùi bước, khiến cho họ không chạm vào người ta được. Nhưng có được công phu như vậy cần phải trải qua sự luyện tập, giống như khi tập thái cực quyền, người khác tấn công ta, nếu ta có thể dùng bốn lạng để đẩy được ngàn cân, ta sẽ không cần phải đối diện trực tiếp với đối phương, cũng sẽ không bị đánh đến toàn thân đau đớn. 

Vì vậy, khi bị đối phương tấn công, trước tiên cần nhẫn nại, không nên phản công tức thì, tốt nhất là né tránh, phân tán sự chú ý của đối phương, sau đó mới tìm cách đối phó. Ta có thể tìm cơ hội khác để giải quyết hoặc để cho người đó nhận ra được hành vi đó là sai, khi có sự cách ly về không gian, sự việc trôi đi hoặc có thời cơ để thay đổi tình hình, thậm chí hai bên có thể chuyển thù thành bạn.

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

Chữ “biến” ở trong “biến địch thành bạn” rất quan trọng, bởi vì một khi sự bao dung đến cuối cùng rất dễ biến thành “bao che”. Sau khi ta đã nhường nhịn đối phương một thời gian, dần dần người đó cũng cảm thấy hình như mình đã đánh nhầm người, làm sai việc, cảm thấy có lỗi với ta, quan niệm của người đó có thể bắt đầu có sự thay đổi. Khi cách nghĩ đã thay đổi, ta có thể từng bước nói chuyện để hiểu nhau hơn, hỏi người đó, lúc đó nếu đối xử với người đó như vậy thì sẽ cảm thấy thế nào, hoặc cũng có thể tỏ rõ thiện ý của ta thực sự muốn giúp người đó, không có ý muốn hại, nếu người đó đồng ý nói chuyện, vui vẻ chấp nhận thì ta đã giúp cho đối phương từ bỏ đi sự thù hận trong lòng. 

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây