Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên linh thú nào?

Thứ hai - 21/09/2020 11:06
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên con sư tử xanh, biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên linh thú nào?

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là ai?

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.

Văn Thù Sư Lợi là dịch âm từ tiếng Phạn Manjusri. Các nhà cựu dịch gọi là Văn Thù Thi Lị, còn tân dịch gọi là Văn Thù Thất Lị, gọi tắt là Văn Thù. Còn nếu dựa trên cơ sở các kinh Đại Thừa, chúng ta lại thấy rằng: Ngài có rất nhiều tên gọi khác nhau.

Căn cứ vào kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn, thì Bồ tát sinh vào nhà Bà La Môn Phạm Đức, ở tụ lạc thuộc nước Xá Vệ. Khi Bồ tát thị hiện, ngôi nhà bỗng hóa thành hoa sen. Điều đặc biệt là Bồ tát cũng sanh từ hông phải. Và sau đó đã xuất gia, học đạo với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, kinh này không nói rõ thời gian và niên đại xuất hiện của Bồ tát nên cũng khó xác chứng cụ thể. Vì vậy, nhân vật trên có phải là Bồ tát Văn Thù Sư Lợi được giới thiệu trong các kinh Đại Thừa hay không vẫn còn là câu hỏi dành cho các nhà sử học Phật giáo.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên linh thú nào?

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên con sư tử xanh -  là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây