Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Thứ ba - 17/01/2023 11:53
Khi chúng ta có phước lớn thì ác nghiệp sẽ chưa trổ quả, nhưng khi phước đã cạn thì chúng sẽ đến ngay, gây đau khổ cho bản thân này.
Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh
Trong bài Kinh Ví Dụ Hạt Muối Đức Phật có dạy thí dụ như sau:

"Nếu người phải bị nuốt một nắm muối sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên nếu đem cho nắm muối đó vào một tô nước nhỏ rồi uống, thì sẽ dễ dàng hơn việc nuốt muối khan như ban đầu. Và nếu cho nắm muối đó vào một lu nước rồi uống thì sẽ còn dễ chịu hơn chút nữa. Cuối cùng, nếu bỏ nắm muối vào hồ nước lớn rồi uống vào thì chuyện sẽ không còn là vấn đề."

Nắm muối ở đây tượng trưng cho các ác nghiệp mà con người đã gây tạo, bây giờ phải lãnh quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo có ít hay nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hay hồ nước, có thể giúp con người vượt qua khổ đau mà thôi.

Ví dụ: Cùng là 2 đứa trẻ bị tật nguyền, nhưng một em thì sinh vào nhà giàu, có kẻ hầu người hạ, đầy đủ tiện nghi, cha mẹ thương yêu hết lòng, bản thân chỉ bị tật thôi, ngoài ra không thiếu một thứ gì.

Còn một em thì lại sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ nuôi không nổi, bữa đói bữa no, dần dà rồi cũng đẩy vào viện mồ côi, cuộc sống thiếu thốn đủ điều.

Qua đó ta thấy rằng 1 người trả quả báo khi phước đang còn, còn 1 người trả quả báo khi khi phước không còn, đã thê thảm càng thê thảm hơn, cái này từ ngữ chuyên môn nhà Phật gọi là gọi là ''khổ khổ '', (khổ chồng thêm khổ).

Biết được điều đó mọi người hãy cố gắng tu tập và làm phước để bù với phần tội mà chúng ta đã từng gây tạo trong hiện tại cũng như quá khứ, để khi nghiệp quả xảy đến, nhờ có phước bảo hộ nên dù phải trả nghiệp thì cũng sẽ trả một cách nhẹ nhàng hơn.

Thông thường, khi chúng ta có phước lớn thì ác nghiệp sẽ chưa trổ quả, nhưng khi phước đã cạn thì chúng sẽ đến ngay, gây đau khổ cho bản thân này.

Tuy nhiên, hãy nhớ một điều căn bản rằng đã tạo ác nghiệp thi trước sau gì quả của ác nghiệp cũng sẽ phải trổ, nhưng chúng đến lúc mà ta đã chuyển hóa tâm thức và có nhiều phúc lành, giống như một ngọn lửa vừa bùng cháy lên thì bị một cơn mưa lớn hóa giải một cách nhẹ nhàng. Ý nghĩa tu hành, của sự ''bình an trong giông bão'' nằm ớ chỗ đó.

Nguồn Nguoiphattu.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây