6 dấu hiệu nhận biết bệnh máu trắng, đừng để quá muộn mới phát hiện ra

Thứ sáu - 11/05/2018 08:18
Máu trắng là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với những dấu hiệu sau đây, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh.

Dấu hiệu của bệnh máu trắng

Đau xương, khớp là dấu hiệu của máu trắng dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh nhân cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ khi tủy xương mở rộng do sự tích tụ của tế bào bạch cầu trong tủy. Vị trí hay đau nhất là xương chân và cánh tay.

 

Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.

Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng.

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.

Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.

Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.

Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.

Cách phòng bệnh máu trắng

Theo chuyên gia, để phòng bệnh hiệu quả, cần chú ý những điều sau:

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, benzen…
- Tránh tiếp xúc với bức xạ
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, liên tục
- Ăn uống lành mạnh, cụ thể là:

- Nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả…

- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Đó là thức ăn nhanh, thức ăn chiên nướng nhiều lần, đồ ăn đóng hộp…

Nguồn tin: Khỏe & Đẹp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây