Thì là
Thì là đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Hơn hết, thì là giúp tạo lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày và giảm các vết loét hiệu quả. Có thể thêm thì là vào chế độ ăn uống theo nhiều cách như trà thì là hoặc sử dụng thì là làm gia vị tẩm ướp.
Nhân sâm
Nhân sâm là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, với đặc tính chống viêm nhân sâm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột và làm giảm sự hình thành của loét dạ dày.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội có công dụng thúc đẩy quá trình giảm cân, cải thiện chức năng gan và làm dịu niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, uống nước ép nha đam lúc bụng đói là một trong những cách giúp điều trị viêm loét dạ dày.
Bắp cải
Bắp cải có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và cải thiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, vitamin K, chất xơ, beta-carotene và chất phytochemical. Bên cạnh món salad hay món luộc bạn cũng có thể chế biến bắp cải thành nước ép để sử dụng.
Quả việt quất
Việt quất có lợi cho người gặp các vấn đề về sức khỏe như suy thận, cholesterol cao, thừa cân, huyết áp cao và cả những người bị viêm loét dạ dày. Khi vào bên trong cơ thể, các hoạt chất có trong việt quất sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành vết loét trong niêm mạc dạ dày, chống viêm và giảm căng thẳng cho hệ tiêu hóa.
Chuối
Chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự hình thành của các vết loét nhờ vào hàm lượng protease cao. Không chỉ vậy, chuối còn có tác dụng tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ điều trị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự