Một người trưởng thành mỗi ngày có thể ăn khoảng 4 tép tỏi, tức khoảng 4g - theo thông tin từ trung tâm Y khoa Đại học Maryland.
Dưới đây là 7 công dụng nổi bật của tỏi đối với sức khỏe chúng ta:
1 - Tỏi giúp trị mụn
Dược liệu tự nhiên này chứa hợp chất allicin, có khả năng ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn, theo một nghiên cứu phát hành năm 2009 trên Tạp chí Angewandte Chemie.
Trong thể phân hủy của nó, tức sulfenic acid, allicin tạo ra sự phản ứng nhanh với các gốc tự do, làm cho tỏi trở thành loại dược thảo hiệu quả trong điều trị mụn, các bệnh về da và dị ứng.
2 - Tỏi làm giảm sự mất tóc
Tỏi có hàm lượng sulfur cao, chứa karetin - một loại protein tạo thành tóc. Protein này kích thích sự tăng trưởng và vững chắc của tóc.
Nghiên cứu phát hành trên Tạp chí Da liễu của Ấn Độ cho thấy tỏi có công dụng kích thích sự mọc tóc trở lại.
3 - Tỏi giúp trị lành một số loại bệnh cảm
Allicin trong tỏi có tác dụng hỗ trợ sức khỏe trong suốt thời gian bị bệnh. Có thể ăn mỗi ngày vài tép tỏi để giúp tránh các loại bệnh cảm thông thường. Ngoài ra các sản phẩm từ tỏi cũng giúp đánh bại các vi-rút xâm nhập vào cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Advances in Therapy khẳng định: Dùng sản phẩm bổ sung từ tỏi mỗi ngày có thể giảm được 63% nguy cơ mắc các loại bệnh cảm so với không dùng các sản phẩm tỏi bổ sung. Ngoài ra, các triệu chứng cảm cũng giảm đến 70% , từ 5 ngày bệnh giảm xuống còn 1,5 ngày bệnh.
4 - Tỏi giúp hạ huyết áp cao
Dùng bổ sung tỏi mỗi ngày có thể giúp giảm tình trạng huyết áp cao nhanh chóng. Các hoạt chất trong tỏi có tác dụng nhanh hơn các loại thuốc được kê toa điều trị.
Trích xuất khoảng 600-1.500 mg tỏi có tác dụng tương đương với thuốc giảm huyết áp cao Atenolol trong thời gian điều trị 24 tuần, theo một nghiên cứu năm 2013 phát hành trên Tạp chí Y dược Pakistan.
Các hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng làm thư giãn cơ và giúp mở rộng các mạch máu, giúp các cơ ở thành mạch được thư giãn. Các dạng tỏi bổ sung đều có tác dụng này nhưng ưu điểm là không gây hôi miệng nhiều như tỏi tươi.
5 - Tỏi giúp giảm nguy cơ tim mạch
Tỏi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Một nghiên cứu năm 2000 phát hành trên Annals of Internal Medicine đã khẳng định tác dụng điều chỉnh mức cholesterol tổng, giúp giảm mức cholesterol xấu của tỏi.
Tỏi còn giúp loại bỏ hoạt động của ezyme sản xuất cholesterol ở gan. Tỏi bổ sung có tác dụng làm tan cục máu đông vốn làm tắt đóng các động mạch, nguyên nhân gây ra các cơn đau tim.
6 - Tỏi giúp tăng cường thể chất
Tỏi giúp tăng khả năng thể dục thể thao và giúp giảm mệt mỏi trong tập luyện và thể dục. Từ xa xưa, tỏi đã được chú ý nhờ vào tác dụng này trong nhiều nền văn hóa khác nhau.
Tỏi còn có tác dụng giúp tăng khả năng thể dục và vận động thể chất ở người bị bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2015, đăng trên Tạp chí Physiology and Pharmacology của Ấn Độ đã khẳng định, người bị tim mạch uống bổ sung tinh dầu tỏi trong 6 tuần thì giảm được nhịp tim nhanh đến 12%. Tác dụng này đi kèm với sự cải thiện trong khả năng chịu đựng về mặt thể chất trong khi tập trên máy chạy bộ.
7 - Tỏi tốt cho xương
Tỏi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương như kẽm, manganese, vitamin B6, vitamin C. Nhờ các dưỡng chất này, quá trình hình thành xương và kết nối các mô, chuyển hóa xương và hấp thu calcium được hỗ trợ hiệu quả.
Tỏi còn giúp giảm sự mất xương trong quá trình tăng estrogen ở phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí Phytotherapy Research cho thấy tinh dầu tỏi có thể giúp bảo vệ sức khỏe hệ xương, làm xương chắc khỏe.
Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự