Các nhà nghiên cứu quan sát 4.500 người trưởng thành tại Nhật Bản có huyết áp bình thường khi mới bắt đầu cuộc nghiên cứu. Sau 3 năm theo dõi và đo hàm lượng muối họ hấp thụ cùng với phân tích nước tiểu hàng năm, kết quả cho thấy có khoảng 23% người tham gia nghiên cứu (khoảng 1.027 người) phát triển chứng cao huyết áp.
Theo đó, người hấp thụ nhiều muối có nguy cơ cao huyết áp cao gấp 1,25 lần so với người ăn ít muối, kết quả cho thấy sau khi nghiên cứu kết thúc. Ngoài ra, người tham gia nghiên cứu nào gia tăng lượng muối hấp thụ trong thời gian nghiên cứu thì nguy cơ huyết áp cao cũng tăng lên theo.
Nghiên cứu do bác sĩ Tomonori Sugiura, chuyên gia về huyết áp và tim mạch Trường Sau Đại học chuyên Y khoa Thành phố Nagoya tiến hành, được phát hành trực tuyến trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ngày 29-7 qua.
Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng muối mà người tham gia nghiên cứu hấp thụ mỗi ngày là khoảng 2.925 mg - 5.644 mg. Theo khuyến nghị của chính phủ Hoa Kỳ trong một báo cáo năm 2011, lượng muối hấp thụ nên ở mức 2.300 mg mỗi ngày và là 1.500 mg mỗi ngày ở người từ 51 tuổi trở lên, với người Mỹ gốc Phi, hoặc người có nguy cơ phát triển chứng huyết áp cao, tiểu đường hoặc người có bệnh thận mãn tính. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho Hoa Kỳ.
Hấp thụ muối làm huyết áp tăng lên vì muối làm cho cơ thể giữ nước, làm tăng áp lực giữa các mạch máu và làm tim hoạt động khó khăn hơn. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim.
Theo các chuyên gia, có thể giảm hấp thụ muối bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn (vốn chiếm khoảng hơn 75% muối trong chế độ ăn của người dân Hoa Kỳ). Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong 10 người thì có đến 9 người hấp thu muối quá mức khuyến nghị.
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định: Nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp sẽ lớn hơn đối với người có chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn) so với người ăn ít muối hơn.
Tác giả bài viết: Huệ Trần
Nguồn tin: The Live Science
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự