Ăn ngọt có hại cho não

Thứ tư - 15/04/2015 08:07
Đường gây tăng cân, các bệnh tim mạch và cũng gây tác động xấu đến não bộ, từ khả năng tư duy cho đến sức khỏe tâm lý nói chung, theo những báo cáo khoa học gần đây.

Nếu dùng đường với lượng vừa phải thì không hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta thường ăn quá nhiều đường; trong đó, các loại đường glucose, fructose và đường từ mật ong,… có mặt trong khoảng 74% thực phẩm đóng gói có mặt ở siêu thị.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chỉ nên hấp thụ 5% năng lượng từ đường mỗi ngày. Tuy nhiên chế độ ăn của người dân Hoa Kỳ có đến khoảng 13% calori từ đường.

Vì đường có tác động không tốt đến chức năng của não bộ và tâm lý nói chung, nên cần nhận thức rõ điều này và giảm sự hấp thụ đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

1 - Đường làm tăng cảm giác thèm ăn

Khi dùng đường, hay bất kỳ thực phẩm nào thì cơ quan tiếp nhận vị giác ở lưỡi được kích hoạt. Tín hiệu được truyền tới não, kích hoạt phóng thích các hormone cảm nhận thức ăn ngon, như dopamine chẳng hạn.

Theo nhà thần kinh học Nicole Avena, khi hệ thống này được kích hoạt quá thường xuyên, sẽ gây ra vấn đề. Đó là mất kiểm soát đối với cảm giác thèm ăn và tăng mức hấp thụ đường.

Trên thực tế, các nghiên cứu trên trẻ béo phì cho thấy, não trẻ “sáng lên” một cách khác nhau khi dùng đường. Điều này dẫn đến xu hướng hấp thụ đường mạnh hơn và thèm ăn ngọt trong khoảng đời sau của trẻ.

2 - Đường làm giảm trí nhớ và khả năng học tập

Một nghiên cứu năm 2012 trên vật thử do UCLA tiến hành cho thấy, chế độ ăn giàu đường làm giảm khả năng học tập do hoạt động của não bộ bị chậm lại bởi tương tác (truyền thông) giữa các tế bào não bị suy giảm.

Hấp thu nhiều đường ở vật thử dẫn đến kháng insulin, hormone kiểm soát đường huyết và điều chỉnh chức năng tế bào não. Insulin tăng cường sự tiếp hợp trong phân chia tế bào giữa các tế bào não, giúp sự tương tác tốt hơn và làm cho trí nhớ tốt hơn.

Do vậy, mức insulin trong não bị giảm xuống do dùng quá nhiều đường sẽ làm cho khả năng tư duy giảm sút theo.

Bác sĩ Fernando Gomez-Pinilla, tác giả nghiên cứu này cho biết: Insulin đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết và cũng quan trọng với não bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hấp thụ nhiều đường gây hại cho não và cho cơ thể nói chung.

3 - Đường góp phần gây suy nhược tinh thần và lo lắng

Nếu quen dùng đường, bạn sẽ thấy rõ các dấu hiệu của tăng hoặc hạ đường như: khó chịu, tâm trạng bất ổn, đầu óc lờ mờ và mệt mỏi.

Hấp thụ nhiều đường làm rối loạn các dẫn truyền thần kinh thực hiện chức năng ổn định tinh thần. Bình thường, đường làm phóng thích dẫn truyền thần kinh serotonin giúp thúc đẩy tinh thần. Tuy nhiên, nếu kích hoạt quá mức sự phóng thích này sẽ làm cạn giảm nguồn cung có giới hạn của dẫn truyền thần kinh này, làm tăng các triệu chứng của suy nhược - bác sĩ Datis Kharrazian giải thích.

Một nghiên cứu gần đây do Đại học Y khoa Emory thực hiện, cho thấy thanh thiếu niên cực kỳ nhạy cảm với tác động của đường lên não bộ. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo bão hòa, đường và muối cao cũng góp phần làm tăng bất ổn tinh thần.

4 - Đường là yếu tố nguy cơ đối với giảm và mất trí nhớ do lão hóa

Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Nghiên cứu năm 2013 báo cáo, kháng insulin và bất ổn đường huyết là nguy cơ cao đối với các bất ổn suy giảm tế bào thần kinh, như bệnh Alzheimer.

Nhà nội tiết học Medha Munshi chia sẻ với tờ New York Times, não chính là cơ quan bị phá hủy do đường huyết cao.

Nguồn tin: Khỏe & Đẹp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây