Từ các nghiên cứu trên những cặp song sinh, các chuyên gia đã phát hiện rằng yếu tố liên quan đến gene tác động đến tuổi thọ không quá 30%. Điều này có nghĩa là nhóm các nhân tố tác động đến tuổi thọ của chúng ta phần nhiều thuộc về yếu tố môi trường từ bên ngoài.
Nghiên cứu trên vật thử đã khẳng định ăn nhiều thịt sẽ chết sớm hơn
Các yếu tố môi trường bên ngoài gây tranh luận nhiều nhất từ góc độ nghiên cứu chính là chế độ ăn của chúng ta. Giới hạn mức calori hấp thu vào cơ thể, chẳng hạn, là một phạm vi được nghiên cứu khá nhiều.
Cho đến nay, các nghiên cứu dường như đều nhất quán rằng hạn chế lượng calori đưa vào cơ thể có thể giúp sống lâu hơn - khẳng định này thực đúng với các sinh vật nhỏ. Tuy nhiên, kết quả trên vật thử cũng có thể không tương thích hoàn toàn như với ở con người.
Hạn chế ăn thịt giúp con người sống thọ hơn?
Chúng ta ăn gì và ăn bao nhiêu để có đời sống khỏe mạnh và sống thọ là đề tài của nhiều nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Trong đó, sự tiêu thụ thịt động vật được nghiên cứu xem là trọng tâm.
Một nghiên cứu theo dõi gần 100.000 người Hoa Kỳ trong 5 năm cho thấy người hoàn toàn không ăn thịt có nguy cơ tử vong thấp hơn, vì bất cứ lý do gì, so với người có ăn thịt động vật trong thời gian diễn ra nghiên cứu.
Các phân tích quy mô lớn, kết hợp và tái phân tích các dữ liệu từ nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn ít thịt cũng giúp tăng thêm tuổi thọ và nếu không ăn thịt thì sẽ tuổi thọ sẽ dài ra thêm nữa. Nói cách khác, càng ăn ít thịt thì tuổi thọ càng dài.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu không đồng tình với phát hiện này và cho rằng dù ăn thịt hay không ăn thịt thì cũng không tạo ra sự khác biệt về tuổi thọ.
Dù vậy, chúng ta đã có bằng chứng khoa học từ nghiên cứu khẳng định rằng: Chế độ ăn dựa trên thực vật có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính nguy hiểm có thể làm giảm tuổi thọ như tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và thậm chí là một số loại ung thư.
Huệ Trần
(theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự