Bệnh sỏi tiết niệu và cách điều trị

Thứ bảy - 25/02/2017 06:47
Sỏi là một trong những bệnh thường gặp ở tiết niệu. Nếu để lâu thì dễ làm tắc đường niệu hoặc nhiễm khuẩn, nếu không kịp thời xử lý thì bể thận bị ứ nước, tăng ure trong máu, rất nguy hiểm.
Bệnh sỏi tiết niệu và cách điều trị

Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Có nhiều nguyên nhân. Có thể do nước tiểu trệ lưu dẫn tới ngăn cách đường tiểu, khiến cho 1 số muối trầm lắng và kết tinh.

Viêm nhiễm đường tiểu và mủ do hoại tử ở bên trong, khuẩn rơi xuống, cấu thành hạt nhân kết sỏi. Dị vật tồn tại trong đường tiểu cũng có thể trở thành hạt nhân kết sỏi. Rối loạn trao đổi chất toàn thân cũng có thể dẫn tới kết sỏi. Nhân tố môi trường sống cũng ảnh hưởng đến hình thành kết sỏi.

Tây y trị sỏi bằng cách tán sỏi hoặc mổ lấy viên sỏi ra. Điều trị như thế thì hết đau ngay, nhưng 1 thời gian sau lại hình thành viên sỏi khác. Đông y trị sỏi bằng cách dùng thuốc làm mòn viên sỏi rồi sau đó tống viên sỏi ra ngoài.

Với sỏi thận, dùng tang thụ căn 30g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa 30g, kê nội kim 10g, rang cát tán nhỏ chia ra uống. Hoạt thạch 30g, thạch vi 15g, vương bất lưu hành 9g, ngưu đằng 9g, tì giải 9g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Nếu tích nước bể thận thì thêm bạch giới tử sao vàng, lai phụ tử sao vàng, mỗi thứ 15g.

Một bệnh nhân đang đi công tác đột nhiên bị đau lưng, cứ cúi xuống là xương sống đau như gẫy, không chịu nổi. Nước tiểu vàng đỏ, có máu. Uống thuốc, tiêm thuốc đều không đỡ. Chụp phim thấy rõ là sỏi thận phải.

Bệnh nhân xin uống thuốc Đông y. Bệnh viện cho uống 5 thang bài thuốc trên. Năm ngày sau bệnh nhân đến kể rằng buổi sáng đi tiểu, bỗng thấy bị tắc, dòng tiểu bị ngắt đau nhói không chịu được, đường niệu như có vật gì kẹt lại.

Anh ráng sức rặn mạnh, viên sỏi to bằng hạt đỗ tương theo nước tiểu bắn ra. Chợt cảm thấy người nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Lưng hết đau. Chụp 2 thận và niệu quảng không thấy sỏi nữa.

Sỏi là một trong những bệnh thường gặp ở tiết niệu. Sỏi phần nhiều bắt nguồn từ thận và bàng quang. Sỏi này chỉ có mổ lấy ra chứ tự thải ra là rất khó. Nếu để lâu thì dễ làm tắc đường niệu hoặc nhiễm khuẩn, nếu không kịp thời xử lý thì bể thận bị ứ nước, tăng ure trong máu, rất nguy hiểm.

Mấy năm gần đây, thường điều trị sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp Đông Tây y. Tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác vị trí và kích thước của sỏi. Còn Đông y cho dùng bài thuốc thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra 1 cách hiệu quả. Nói chung sau khi uống thuốc, viên sỏi đều thải được ra ngoài.

Với sỏi niệu quản thì bài thuốc như sau: Kim tiền thảo 30g, hải kim sa đằng 18g, bạch thược 10g, sinh địa 12g, kê nội kim 6g. Sắc lấy nước. Sau đó cho quả mộc hương 4,5g, tiểu cam thảo 4,5g sắc thêm 2 phút nữa rồi dùng 3g hổ phách mạt chiêu uống với nước thuốc.

Một bệnh nhân nữ 33 tuổi đến khám do bị đau lưng, đái dắt, đái đau. Phim chụp cho thấy bệnh nhân bị sỏi ở đoạn dưới niệu quản trái, kèm theo ứ nước ở bể thận trái. Bệnh nhân sợ mổ nên yêu cầu được trị bằng Đông y. Bệnh viện cho uống 20 thang bài thuốc trên thì tiểu tiện ra 2 viên sỏi. Bệnh khỏi hoàn toàn.

Với sỏi bàng quang thì đơn thuốc như sau: Hải kim sa 15g, kim tiền thảo 15g, xa tiền tử 10g, mộc thông 6g, thanh trần bì 10g, hoạt thạch 12g, hổ phách mạt 3g. Sắc uống mỗi ngày 2g.

Một bệnh nhân nam 43 tuổi, mắc bệnh đã 2 năm, đau 2 bên bụng dưới, lan ra lưng, đau nhói như kim châm, đi tiểu đau dương vật, đôi khi đái ra máu. Kết quả phim chụp cho thấy sỏi ở bàng quang, bệnh viện cho uống 14 thang bài thuốc trên, sỏi bị tống ra hết.

Với sỏi niệu quản, đơn thuốc như sau: Kim tiền thảo 50g, hải kim sa 15g, ý dĩ nhân 12g, cam thảo 12g, đông quỳ tử 12g, nhũ hương 9g, ngưu tất 15g, kê nội kim 10g, mộc thông 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cần dùng thêm 1,5 hổ phách mạt viên lại uống với nước thuốc.

Bài thuốc trên đã trị cho 10 người bị sỏi niệu quản đều thải được sỏi ra ngoài. Bệnh khỏi hẳn.

Với sỏi tiết niệu, bài thuốc như sau: Trân châu mẫu 60g, kê nội kim 12g, lộ lộ thông 15g, vương bất lưu hành 12g, hải kim sa 15g, phù thạch 15g, tiểu hồi hương 9g, trạch tả 12g, mạch đông 9g, tì qua lạc 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nhiều bệnh nhân sau khi uống bài thuốc này 5 thang đều thải được sỏi ra ngoài.

Ngoài ra còn có 2 bài thuốc nam trị sỏi tiết niệu khá tốt. Rễ cỏ tranh 8g, rau muồng khô 8g, lá muồng khô 8g, cỏ mực khô 8g, cỏ mần thầu khô 8g, cam thảo đất khô 8g, ké đầu ngựa khô 8g, gừng 2g, củ sả khô 4g, vỏ quýt khô 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu tiểu tiện khó và có máu thì thêm thài lài, màn thầu, dành dành mỗi vị 16g. Nếu đau lưng nhiều thì thêm đỗ trọng, rễ cỏ xước mỗi loại 10g.

Xí nghiệp dược phẩm TW 25 có bài thuốc trị sỏi đường tiết niệu rất tốt. Bài thuốc đó như sau: Kim tiền thảo 400mg, dịch chiết, thài lài 500mg, cối xay 400mg, xả 440mg, hạt chuối hột 200mg. Đây là bài thuốc nước đóng chai nên người bệnh không phải chế biến gì cả.

Về ăn uống, nếu bị kết sỏi dạng muối nên ăn nhiều chua như ô mai, chanh. Người bị kết sỏi dạng acid uric nên giảm bớt thịt cá, nhất là thịt gà và nội tạng động vật, lạt hạt dẻ. Nên ăn tăng hoa quả, rau tươi. Người bị kết sỏi dạng calci nên giảm ăn các thức ăn nhiều calci như sữa, đậu phụ, tương vừng.

Nói chung người sỏi tiết niệu nên uống nhiều nước, mỗi ngày 3 lít trở lên, lúc sắp ngủ ngừng uống, nửa đêm lại uống 200 thì hiệu quả rất tốt.    

Nguồn tin: Tuổi trẻ & Đời sống

 Từ khóa: xử lý, kịp thời

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây