Cách phòng chống bệnh suy thận

Thứ bảy - 04/02/2017 13:19
Hơn 70% người cao tuổi mắc các chứng bệnh về thận, trong đó nhiều nhất và nguy hiểm nhất là suy thận. Bệnh suy thận còn gọi là thiểu năng thận, đó là kết quả của các bệnh tật dẫn đến tổn hại tạng thận, gây suy kiệt chức năng thận cấp tính mà có quá trình phát triển mạn tính.
Cách phòng chống bệnh suy thận

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận là: Viêm cầu thận cấp và mạn. Viêm bể thận cấp và mạn. Biến chứng tiểu đường. Cao huyết áp nguyên phát. Viêm túi nang thận.

Giai đoạn đầu suy thận triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Khi bệnh phát triển, chức năng thận ngày càng suy giảm. Giai đoạn cuối phát triển thành chứng bệnh nhiễm độc nước tiểu. Biểu hiện là đái ít vô niệu, thiếu máu, xuất huyết dưới da, chân răng, chán ăn, buồn nôn, ngứa ngáy, da khô bong vảy, trúng độc acid thở sâu, sức đề kháng kém.

Do thiểu năng thận nên các chất đáng lẽ phải được bài tiết ra ngoài thì lại tích tụ trong cơ thể gây nhiều triệu chứng nguy hiểm. Thận còn có chức năng điều tiết huyết áp, sinh hồng cầu và duy trì hoạt tính hóa Vitamin D.

Thiểu năng thận làm giảm những chức năng này dẫn tới cao huyết áp, thiếu máu, canxi trong máu thấp. Chất độc lưu lại ảnh hưởng đến chức năng thần kinh gây mê sảng co giật, chức năng tiểu cầu kém gây xuất huyết.

Một số bài thuốc Đông y trị suy thận

Bài 1. Phúc thận tán

Thận 2 quả. Hải mã 50g. Lộc thận 1 đôi. Thổ phục linh 200g. Đạm thái 100g. Lộc giác 50g. Bào ngư 50g. Đầu phát thái 50g. Sa nhân 50g. Đỗ trọng 50g. Khởi quả 100g. Đông trùng hạ thảo 50g. Tửu sinh địa 50g. Tất cả tán thành bột, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với nước canh bí xanh hoặc bí đỏ nhạt muối.

Qua theo dõi lâm sàng, nhiều người dùng phúc thận tán cho kết quả tương đối tốt. Bài này dùng trị các chứng phù dai dẳng, nước tiểu ít, bụng trướng, lợm giọng, nôn ọe, ăn ít, hơi thở ngắn, không nằm thẳng được, miệng khô nhưng không muốn uống, lưng đau, gối lạnh, tứ chi lạnh, mặt xanh xao. Phúc thận tán uống 3 liều các chứng trên bị tiêu tan. Kết quả xét nghiệm của nhiều bệnh nhân bình thường, đã qua hơn 10 năm vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường.

Bài 2. Giáng đạm thang. Trị chứng tăng ure trong máu.

Thục phụ tử 30g. Sinh đại hoàn 30g. Mẫu lệ đã nung rồi 50g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 150ml rồi hòa thêm 15g nguyên minh phấn. Đợi cho nước ấm rồi thụt giữa ở ruột, ngày 1 lần. Bài này dùng trị cho người bệnh tăng huyết áp đã 3-4 năm, mặt phù, lợn giọng, nôn mửa, bệnh viện chẩn đoán là viêm cầu thận mạn. Qua theo dõi lâm sàng kết quả dùng bài thuốc này tương đối tốt.

Cách ăn uống cho người suy thận

Ăn uống đảm bảo nhiệt lượng khoảng 150 Kcalo/kg thể trọng bằng thức ăn đường bổ sung như mật ong, nước quả ngọt, đường và mật mía. Lượng protein ăn vào thấp và chủ yếu là protein động vật như sữa, trứng, cá, thịt nạc. Hạn chế muối ở giai đoạn tiểu ít và kiêng các thức ăn kích thích và đồ tanh. Cần ổn định vitamin các loại, tăng cường rau quả, ăn các thức ăn dễ tiêu. Sau đây là một số món ăn và cách ăn tốt cho người suy thận.

1. Buổi sớm mỗi ngày uống 1 chai sữa bò, ăn 2 quả táo để cung cấp acid amin và vitamin cần thiết cho người thiểu năng thận.

2. Mã thầy 50g, rễ cỏ tranh 30g. Rễ cỏ tranh sắc lấy nước. Mã thầy rửa sạch gọt vỏ, thái miếng nhỏ cho vào nấu trong nước rễ cỏ tranh. Khi chín thì uống nước, ăn mã thầy, mỗi ngày 2 lần. Dùng cho người tiểu ít, tiểu không thông, miệng khô.

3. Sinh hoàn kỳ 30g. Ý dĩ nhân 30g. Gạo tẻ 50g. Hoàng kỳ sắc lấy nước bỏ bã, thêm gạo tẻ và ý dĩ nhân vào nấu cháo, mỗi ngày ăn 2 lần. Dùng cho người tiểu ít, tiểu khó, lách hư, hụt hơi.

4. Mướp hương 1 quả. Ốc bươu 5 con. Ngâm ốc trong nước 1 ngày rồi nhể lấy ruột. Rửa sạch mướp thái lát, cùng nấu chín với ốc làm món ăn. Dùng cho người tiểu khó, lượng tiểu ít.

5. Bột bàn long sâm 8g. Nấm rơm 50g. Đậu giải 50g. Thận lợn 2 quả, bổ đôi bóc màng trắng bên trong. Nấm rơm và đậu giải làm sạch cắt nhỏ, nhồi vào 2 quả thận lợn, hấp chín. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng cho người kén ăn, khó thở.

6. Thận lợn 2 quả. Đỗ trọng 15g. Đường trắng, rượu vang, 1 ít muối. Đỗ trọng sắc đặt lấy nước. Thận lợn thái nhỏ, đổ vào nước thuốc, thêm đường trắng rượu vang muối vào trộn đều, xào chín làm món ăn, dùng trị tiểu ít, mất sức, đau lưng.

7. Mộc nhĩ trắng 15g. Mật táo 50g. Mộc nhĩ ngâm nở, cùng với mật táo cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu tới khi mộc nhĩ trương to, thêm đường vừa đủ dùng làm món ăn. Dùng cho người thiểu năng thận bổ sung vitamin và duy trì nhiệt lượng.

8. Đỗ đỏ 50g, gạo tẻ 100g, thịt lợn nạc 50g, muối biển vừa đủ. Nấu cháo ăn vào buổi sáng, có tác dụng lợi tiểu tiêu phù, bổ trợ tì vị.

9. Đậu cove 100g, tỏi tây 20g, tôm biển 50g. Tất cả cho vào xào làm món ăn thường ngày. Món này bổ thận lợi tiểu, giải độc, trị suy thận, tái tạo tổ chức thận.

10. Thịt nạc dê 500g, hoài sơn 20g, hành, gừng, muối vừa đủ. Rửa sạch thịt dê. Hoài sơn thái lát. Đổ nước vừa đủ cùng nấu chín với hành, gừng, muối làm món ăn, mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng cho người thận suy, tiểu ít sợ lạnh.

11. Gà xương đen 1 con, vặt lông rửa sạch bỏ nội tạng. Dùng 60g lục nguyệt tuyết cho vào vải màn bọc lại nhét vào bụng gà, thêm nước vừa đủ nấu canh, khi chín bỏ lục nguyệt tuyết ra, ăn canh gà. Dùng cho người thiểu năng thận, bài trừ độc tố, bổ sung dinh dưỡng.

12. Xa tiền thảo 30g, đường trắng 10g, sắc nước uống thay trà, uống nhiều lần, nhiều ngày, dùng cho người tiểu ít chân phù.

13. Đậu xanh 30g, đổ nước ninh nhừ, thêm đường thành món chè. Ngày ăn 1 lần. Dùng bổ sung nhiệt lượng cho người thiểu năng thận và thông tiểu giải độc.

14. Vỏ dưa hấu 60g, lá diếp cá 30g, sắc nước uống. Dùng cho người tiểu ít, tiểu gấp bí đái.

15. Trạch 1 con, gừng tươi muối 1 ít. Trạch rửa sạch, cho gừng tươi và muối vừa đủ. Hấp chín làm món ăn. Ngày ăn 2 lần. Dùng trị lách thận suy hư, tiểu ít, không đi tiểu.

Nguồn tin: Tuổi trẻ và đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây