Chế độ ăn uống tăng tỉ lệ sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Thứ ba - 06/09/2016 20:17
Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và tăng tỷ lệ sống cho những bệnh nhân ung thư. Với bệnh nhân ung thư phổi cũng vậy, biết nên và không nên ăn gì sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Chế độ ăn người ung thư phổi nên kiêng kị
- Nếu bệnh nhân ung thư phổi có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, hải sản, lạc, khoai lang, những đồ uống lạnh vì những thức ăn này sẽ làm tiết đờm nhiều hơn, suy thoái công năng tỳ vị, tăng nặng triệu chứng bệnh.
 
- Nếu đờm vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy nên kiêng ăn các thức ngậy béo, cay như hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu, đồ hun nướng, hồ đào, lạc. Cần chọn các thức ăn vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng…
 
– Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải kiêng các thức ăn thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun… vì sẽ làm hỏng công năng tì vị, khiến đầy bụng, khó tiêu.
 
– Nếu có triệu chứng bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, tỳ hư thấp nặng thì khi tẩm bổ phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa, đường để tránh cơ thể quá âm, khối u phát triển nhanh. Hàng ngày cần kiêng các thức dưa muối, trái cây sống lạnh và các thức dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm. 
 
- Tránh sử dụng những thực phẩm có thể gây đầy bụng như các loại đậu nấu tái, rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
 
Chế độ ăn người ung thư phổi nên sử dụng
- Những thực phẩm làm giảm tốc độ phát triển của bệnh như các loại trái cây giàu flavonoids (trái cây màu tía), sữa ít chất béo, rau chân vịt, cải lá, cải xanh , cà chua và trà xanh…
 
- Những thực phẩm dễ tiêu: Với những người mắc bệnh ung thư, khả năng tiêu hóa sẽ kém đi, do đó cần chọn những món mềm, dễ tiêu và được chế biến hợp khẩu vị với người bệnh, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. 
 
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.
 
- Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. 
 
- Uống đủ nước: Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
 
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C: Thực phẩm có chứa lượng vitamin C lớn thường là một số lại trái cây như cam, bưởi…. sẽ giúp cung cấp đủ vitamin cho cơ thể cũng như tăng sức đề kháng một cách tốt nhất, giúp người bệnh chống lại sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư.

Theo một số quan niệm, phương pháp điều trị ung thư bằng chế độ ăn là bỏ đói tế bào ung thư, khiến chúng không thể sản sinh thêm.

Chính vì vậy, chế độ ăn uống của người bệnh bị ung thư phải kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích. Đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư.

Sữa khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa và hô hấp. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, tế bào ung thư sẽ bị "bỏ đói" và không tiết dịch.
Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây