Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Cell, với sự tham gia của 26 nhà khoa học đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Ireland, Canada và Bỉ. Nghiên cứu lấy trọng tâm một loại protein tìm thấy trong chuối, có tên là lectin - được các nhà khoa học đặt tên vui là BanLec. Các chuyên gia phát hiện ra rằng loại protein này có khả năng đọc được phân tử đường bao bọc phần ngoài của nhiều loại virus và tế bào.
Dù các chuyên gia chưa rõ lý do tại sao BanLec có thể đọc được các phân tử đường này nhưng họ tin rằng loại protein này có khả năng khống chế cách virus kết tụ bên ngoài các tế bào khỏe mạnh.
Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển một dòng thuốc mới điều trị cúm. “Giải pháp điều trị cúm tốt hơn là rất cần thiết. Tamiflu chỉ có tác dụng tương đối, đặc biệt ở các bệnh nhân bệnh nặng, họ có thể kháng Tamiflu” - chia sẻ của bác sĩ David Markovitz, Đại học Y khoa Michigan.
Năm 2010, BanLec được sử dụng để chống lại HIV và AIDS nhưng lại gây ra một số tác dụng phụ. Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã trích xuất BanLec, chuyển chúng thành hợp chất chống virus được thể nghiệm trên vật thử và không gây ra dị ứng hay viêm nhiễm nào vì nó được tạo ra từ thể tự nhiên.
Sau nhiều năm nghiên cứu cách thức hoạt động của các phân tử đường hoạt động trong chuối, nhóm chuyên gia đặt tên mới cho BanLec là H84T.
Tác giả bài viết: Trần Trọng Hiếu
Nguồn tin: Medical Daily
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự