Ăn dứa không chỉ giúp giải nhiệt vào mùa hè, dứa còn rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, trong dứa có chứa bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa.
Y học đã sử dụng bromelin của dứa để điều trị bệnh lý rối loạn tiêu hóa từ những năm 1963. Gần đây nó còn được chứng minh có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Ngoài ra Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giúp mau lành sẹo.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu y học Queensland (Anh) mới tìm ra chất CCS và CCZ có trong dứa có thể giúp chống ung thư. Giới nghiên cứu hy vọng phát hiện này có thể dẫn tới chế tạo các loại thuốc chống ung thư mới.
Một trong hai phân tử đó được gọi là CCS có khả năng ngăn chặn protein Ras, một thành phần gây khiếm khuyết có trong khoảng 30% dạng ung thư. Một phân tử khác được gọi là CCZ có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể giết các tế bào ung thư.
Dứa vốn giàu enzyme và thường được sử dụng để làm mềm thịt, lọc rượu bia và thuộc da. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện nước chiết xuất từ dứa cũng có khả năng chữa bệnh, có thể hoạt hóa các tế bào miễn dịch đặc biệt cùng lúc với ngăn chặn hoạt động của các tế bào có hại khác.
"CCS và CCZ có thể kìm hãm khả năng di căn của các tế bào ung thư, điển hình là ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng và da", thành viên nhóm nghiên cứu Tracey Mynott cho biết, "Cách thức hoạt động của chúng hoàn toàn khác với bất kỳ loại thuốc nào hiện nay".
Nhóm nghiên cứu đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân vì sao loại quả giàu enzyme này lại có tác dụng mạnh lên chất liệu sinh học. Nếu thành công, hai phân tử trên sẽ đại diện cho cách thức hoàn toàn mới trong điều trị bệnh.
Tác giả bài viết: Khánh Nguyễn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự