Khoai lang có lượng protein cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, C, B, E và vitamin B6, cùng với chất nhựa, các acid amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: calci, kẽm, sắt, magiê…
Vì khoai lang chứa nhiều kẽm, sắt, magiê, nên có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp.
Tất cả các giống khoai đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Khoai lang là một món dân dã và rất nhiều người lựa chọn, khoai lang có chứa lượng beta-carotene một số loại vitamin, và chất xơ khác có khả năng giúp bạn xử lý các chất đường bột với sự ổn định và chậm rãi giúp điều tiết cơ thể một cách từ từ và hiệu quả.
Khoai lang đặc biệt hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, beta-carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa. Với các thành phần tuyệt vời trên, khoai lang được xếp vào vị trí đặc biệt trong danh sách các loại thực phẩm giúp loại bỏ căng thẳng.
Theo trang Delish, beta-carotene và chất xơ có trong khoai lang sẽ giúp lấy lại bình tĩnh, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hóa protein. Khoai lang còn giúp gia tăng hàm lượng seratonin, chất có nhiệm vụ tạo cảm giác thoải mái và điều hành giấc ngủ bình yên cho cơ thể.
Thời điểm khoai lang tốt nhất:
Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.
Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang cùng quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
Theo Lương y Đinh Công Bảy khi sử dụng khoai lang chúng ta nên dùng dạng hấp, luộc vì với nhiệt độ vừa phải sinh tố, khoáng chất, sinh tố, hoạt chất dinh dưỡng của khoai lang được giữ lại. Còn nếu dùng dưới dạng chiên, xào hoặc nướng cháy quá thì không tốt.
Lưu ý:
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự