Lương y Nguyễn Bá Nho: Niềm tin kỳ lạ của người lính già giúp chiến thắng đa ung thư

Thứ tư - 09/11/2016 21:20
Ông Hứa bị đa ung thư, ông có khối u trong đại tràng, gan, phổi và xương. Sau khi từ bệnh viện tỉnh về, ai cũng nghĩ ông không thể qua khỏi, thậm chí, con cháu trong nhà đã mua sẵn gỗ để lo hậu sự. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra khi ông kiên trì uống thuốc Nam của lương y Nguyễn Bá Nho.
Lương y Nguyễn Bá Nho: Niềm tin kỳ lạ của người lính già giúp chiến thắng đa ung thư

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Bá Hứa ở xóm 2, xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An sau khi cơn lũ lịch sử vào tháng 10/2016 vừa đi qua. Con đường đến nhà ông Hứa chỉ khoảng 30km, nhưng phải mất gần 5 giờ đồng hồ chúng tôi mới tới được nơi.

Ông Hứa là một bệnh nhân rất đặc biệt, tôi từng tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân ung thư nhưng chưa thấy ai bệnh trầm trọng như người đàn ông này. Ông Hứa bị đa ung thư.

Ông có khối u trong đại tràng, gan, phổi và xương. Kể về quãng thời gian bị bệnh, ông Hứa cho biết, tháng 6/2015, ông bỗng thấy quặn đau khi đi ngoài và trong phân có máu. Ông đến trạm xá khám, các bác sĩ ở đây nói ông bị bệnh trĩ. Sau đó, ông mua thuốc trị trĩ nhưng uống cả tháng trời mà bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn có dấu hiệu nặng hơn.

Ông đến bệnh viện tỉnh khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, có thể ông bị ung thư đại tràng. Để chắc chắn hơn, các bác sĩ ở Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã cẩn thận làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết và phát hiện ở ruột của ông Hứa có khối u.

Lập tức ông Hứa được chuyển đến Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An để điều trị. Giải pháp đầu tiên của các bác sĩ tại đây đưa ra là phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư. Trong trường hợp này, nhiều bệnh nhân được cắt luôn cả trực tràng nối với hậu môn và phải làm hậu môn giả cho người bệnh.

Nhưng các bác sĩ hội chẩn nhận định, trực tràng của ông Hứa chưa bị ung thư lan sang nên không cắt trực tràng, mà chỉ cắt bỏ phần ruột già bị ung thư và khâu nối lại với trực tràng.

Cuộc phẫu thuật thành công, ông Hứa không thấy bị đau bụng và đi ngoài không ra máu nữa. Những tưởng bệnh sau phẫu thuật, ông có thể an nhiên hưởng thụ tuổi già.

ung thư đại tràng
Nhưng các sĩ nói, nếu không hóa trị, xạ trị để triệt tận gốc tế bào ung thư thì bệnh rất dễ tái phát..

Khi bệnh nhân bị ung thư đại tràng, giải pháp đầu tiên của các bác sĩ thường là phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư đi

Ông Hứa chia sẻ: “Ruột gan mình đôi khi cũng có trục trặc. Ví dụ, ruột thừa bỗng dưng sưng lên, đau tưởng chết, đến bệnh viện mổ cắt bỏ ruột thừa đi là xong. Còn ruột già của tôi có một đoạn bị hỏng, cắt bỏ đoạn hỏng ấy lại đâu vào đấy.

Tuy nhiên, sau khi cắt ruột già, các bác sĩ nói rằng, như vậy vẫn chưa khỏi được tận gốc, bởi tế bào ung thư vẫn còn trong máu nên phải truyền hóa chất mới có thể khỏi hẳn. Họ nói tôi phải truyền 6 chai hóa chất, khoảng cách giữa 2 chai là 2 tuần.

Nhưng vừa truyền chai thứ nhất, cơ thể tôi đã phản ứng rất dữ dội. Tôi nôn mửa rất nhiều, nôn ra cả mật xanh, mật vàng và từ hôm đó, tôi không ăn được gì. Tôi từ 65kg tụt xuống còn 47kg, người chỉ còn da bọc xương. Bệnh viện cho tôi về, hẹn khi thể trạng khá hơn thì quay lại để hóa trị tiếp. Nhưng thể trạng của tôi ngày một yếu vì không thể ăn uống được. Tôi sống bằng nước sinh tố truyền qua tĩnh mạch.

Một tháng sau, khi quay lại Bệnh viện Ung bướu, các bác sĩ khám lại cho tôi và kết luận: “Bác bị di căn rồi”. Tôi hỏi: “Bị di căn vào đâu?”. “Bác bị di căn vào gan, phổi và xương”. “Vậy tôi phải làm gì?”. Các bác sĩ nhìn nhau rồi nói với tôi: “Thể trạng của bác lúc này không hóa trị, xạ trị được. Bác nên về nhà, uống thuốc Đông y, được ngày nào hay ngày ấy”.

Sau đó, con cháu ông Hứa nén tiếng thở dài rồi đưa ông về nhà. Thời gian này, không khí gia đình rất nặng nề, ai cũng nghĩ ông Hứa không thể qua khỏi.

Ông kể: “Con trai tôi mua 2 hộp gỗ lát đem về gọi thợ đến đóng quan tài cho bố. Tôi nằm trên giường bệnh, nghe thợ mộc cưa đục ngoài sân thì biết mình sắp chết. Nhưng lúc đó, tôi chẳng thấy sợ chút nào.

Tôi là lính công binh Đoàn 559 thời chống Mỹ, ngày ấy, mỗi đêm chúng tôi hứng 3 trận bom B52. Ngồi trong hầm mà người chao đảo như nằm võng. Đó là những năm bom đạn tránh người chứ người không tránh được bom đạn. Sáng ra, chúng tôi mang các đồng đội trúng bom hy sinh vào bìa rừng đào hố chôn. Vậy mà tôi không chết, cũng không bị thương, thế mới lạ.


Kết quả siêu âm của ông Hứa

Hết chiến tranh, tôi nguyên vẹn về nhà là đã to phúc lắm rồi. “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, năm đó tôi 72 tuổi, đã là người cổ lai hy rồi, vậy chết cũng như một giấc ngủ thôi. Mọi việc trong nhà tôi đã dặn dò vợ con hết. Lúc đó, tôi còn là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 559 và Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam, sau khi biết mình khó qua khỏi, tôi gọi anh em trong Hội đến để bàn giao công việc.

Anh em nhận sổ sách và kinh phí còn lại, ai cũng khóc như tôi đã tắt thở. Nhưng con gái tôi vẫn không chịu bó tay nhìn bố như vậy. Nó làm văn hóa ở xã nên vào mạng tìm kiếm được nhiều thông tin. Nó nói với tôi: “Bố con mình sẽ ra ông lang Nho ở Sóc Sơn, Hà Nội lấy thuốc về uống. Nhiều người bị ung thư rất nặng, uống thuốc của ông Nho đã khỏi bệnh.

Sợ tôi không tin, nó còn in cả mấy bài báo viết về thầy Nho đưa cho tôi đọc. Sau đó, tôi được truyền một chai đạm và tìm tới nhà thầy Nho. Tôi ra gặp thầy Nho ngày 10/10/2015 và tôi coi ngày đó là ngày mình được tái sinh.

Thầy Nho đọc bệnh án và khám cho tôi. “Da bụng còn mềm và mỏng, chưa thể mất được”. Thầy Nho bảo tôi hít thật sâu cho căng lồng ngực và hỏi tôi: “Có thấy đau không? Có thấy nặng ở ngực không?”. Tôi nói có thấy đau, thấy nặng nhưng vẫn chịu được. Thầy Nho nói: “Hy vọng khỏi bệnh vẫn còn nhiều. Cứ lấy thuốc về uống đi”.

Tôi uống thuốc của thầy Nho đến ngày thứ 10 thì thấy thèm ăn. Trước đó tôi sợ ăn lắm, vì ăn vào là nôn thốc, nôn tháo rất mệt. Nhưng hôm đó tôi ăn được nửa bát cháo mà không bị sao, nghĩ bụng thế là có hy vọng rồi, có lẽ Thần Chết chỉ dọa mình thế thôi. Tôi tiếp tục uống thuốc thầy Nho và thấy tình hình chuyển biến rất nhanh.


Ngoài việc uống thuốc đầy đủ, kiêng khem trong ăn uống, ông Hứa còn ăn thêm khoai lang tím để hỗ trợ khống chế tế bào ung thư

Tôi thèm ăn và nhờ ăn được mà thể trạng của tôi phục hồi nhanh chóng. Lúc còn ở bệnh viện tôi chỉ còn 47kg, sau 8 tháng uống thuốc thầy Nho, trọng lượng cơ thể của tôi lên tới 65kg. Sau đó, tôi xuống Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An khám lại. Các con bảo thuê ô tô cho tôi nhưng tôi gạt đi, một mình tôi phóng xe máy đến viện.

Đường từ nhà tôi xuống Bệnh viện Ung Bướu khoảng 60km, tôi sáng đi, trưa về mà không hề thấy mệt. Các bác sĩ nhìn thấy tôi thì rất kinh ngạc. Sau khi khám xét, các bác sĩ cho biết, các khối u đã biến mất và làm xét nghiệm thì không tìm thấy tế bào ung thư nữa.

Mặc dù rất vui mừng, nhưng tôi thận trọng nên vẫn ra Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội khám lại. Và cũng như kết luận của các bác sĩ ở quê nhà, các khối u và tế bào ung thư trong người tôi không còn nữa”.

Trong thời gian bị bệnh, ông Hứa luôn lạc quan và lúc nào cũng nghĩ rằng, mình sẽ khỏi được bệnh. Và chính niềm tin này đã một phần giúp ông chiến thắng bệnh tật. “Người bệnh là gốc, thầy thuốc là ngọn. Không có thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh nếu như bệnh nhân không tin thầy và không muốn chữa”. Ông Hứa rất tâm đắc với câu nói này của “thần y” Hoa Đà (lương y Trung Hoa).

Ông Hứa kể thêm rằng: “Ở quê cũng có một người bị ung thư phổi cùng nằm Bệnh viện Ung Bướu với tôi. Sau khi khỏi bệnh, tôi đã khuyên ông ấy nên uống thuốc của thầy Nho, nhưng ông ấy không tin nên không uống. Nhà khá giả nên ông ấy uống viên trúng đích, mỗi ngày 1 viên, giá 2 triệu đồng. Nhưng dù uống liên tục trong một năm nhưng ông ấy vẫn không qua khỏi.

Còn tôi, tôi uống thuốc thầy Nho rất đúng quy trình và kiêng khem rất nghiêm túc. Ngoài ra tôi còn ăn thêm khoai lang tím. Một số tài liệu nói rằng khoai lang tím góp phần khống chế tế bào ung thư. Vì thế mỗi ngày tôi ăn một bữa khoai lang tím.

Tôi cũng có mách cho một người bị ung thư gan ở xã Tràng Sơn tới thầy Nho. Nhưng người đàn ông này dùng thuốc không kiên trì, chỉ uống một tháng rồi dừng lại. Ông ấy cũng vừa mất cách đây không lâu. Thầy Nho nói với tôi rằng, uống thuốc Đông y phải kiên trì, nhất là với những người bị bệnh nặng. Ngoài ra, bệnh nhân phải có sự lạc quan và lòng tin vào bác sĩ thì bệnh mới tiến triển tốt”.

Tác giả bài viết: Ngọc Tuệ

Nguồn tin: Người giữ lửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây