Nhồi máu cơ tim là một bệnh về tim mạch, là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến nó không đủ. Bệnh nặng hay nhẹ thì thường phụ thuộc vào xem cơ tim bị hủy là bao nhiêu và nếu các cơ tim chưa bị hủy hẳn thì tình trạng này người ta thường gọi là “đau tim”.
Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng hoạt tử một phần cơ tim do giảm sút đáng kể lượng máu cung cấp tới vùng cơ tim. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim để bạn có thể biết và phòng tránh cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Đau ngực: Cảm giác ngực bị chèn ép, bóp chặt giữa ngực và diễn ra khoảng thời gian từ 5 đến 15 phút, không quá 1 giờ
Cơn đau có thể lan rộng ra vai, cổ, hàm hoặc cánh tay, đặc biệt là tay trái
Ngoài ra còn có một số biểu hiện như: Toát mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh…
Tỉ lệ mắc nhồi máu cơ tim cao nhất ở nam giới trên 40 tuổi (trung niên và cao tuổi). Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh thường thấp hơn nam song cũng tăng lên ở độ tuổi sau mãn kinh.
Bệnh còn hay gặp ở những người hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường thì nên chú ý hơn về các vấn đề ăn uống hằng ngày. Nên ăn kiêng để tránh béo phì, ăn nhiều các loại hoa quả trái cây, rau xanh và hạn chế ăn các loại mỡ động vật
Chú ý kiểm soát và điều trị các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, loét dạ dày tá tràng và tuân thủ theo các phương pháp hướng dẫn điều trị của các bác sĩ
Cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không làm quá sức, tránh xúc động mạnh và đồng thời kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe cho bản thân
Không uống rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
Bệnh nhồi máu cơ tim có thể gây ra biến chứng như rối loạn nhịp tim trầm trọng, suy tim, sốc tim, vùng cơ tim bị hoại tử, vỡ tim và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim trước hết cần dựa vào các triệu chứng của bệnh, theo dõi điện tâm đồ, chụp động mạch vành hoặc kết hợp một số biện pháp điều trị khác như siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức…
Nguồn tin: Khỏe và Đẹp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự