Bệnh nóng trong người là gì?
Bệnh nóng trong người hay còn gọi là bệnh nội nhiệt. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi.
Hai cơ quan quan trọng trong cơ thể người có tác dụng thải các độc tố sản sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể là gan và thận. Khi hai cơ quan yếu sẽ không lọc được các chất độc hại ra ngoài, các chất này sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây nên nóng trong.
Hay chế độ sinh hoạt không hợp lý: thức khuya, hút thuốc, uống rượu, ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nóng trong.
Biểu hiện của bệnh nóng trong (nhiệt)
- Da khô, sờ thấy nóng.
- Hay có mụn nhọt hoặc rôm sảy.
- Môi thường khô, đỏ, căng mọng.
- Hơi thở nóng, hôi.
- Hay chảy máu răng (tự nhiên chảy hoặc cả khi đánh răng).
- Hay đổ mồ hôi.
- Đêm ngủ bứt rứt, khó chịu.
- Thể trạng gầy, ăn nhiều mà không tăng cân.
- Hay bị táo bón.
- Tiểu ít, nước tiểu vàng.
Một trong những biểu hiện của bệnh nóng trong người là mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt
Tác hại của nóng trong người lên cơ thể
- Do cơ thể không thải được độc nên suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, nặng nhiễm độc thần kinh có thể tử vong.
- Khi nóng trong người, cơ thể dễ bị thiếu và mất nước dẫn đến da khô nóng, môi nứt nẻ, mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, tiểu ít, rối loại chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, sốt cao, chảy máu cam, rối loạn thành mạch...
Cách chữa bệnh nóng trong người
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Uống đủ nước là cách đơn giản nhất để phòng chống nóng trong người
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để thanh lọc cơ thể, thải độc tố. Cách tính lượng nước phù hợp với cơ thể như sau: số nước cần uống trong ngày = cân nặng x 0,04. Ví dụ, người nặng 70kg cần bổ sung 70x0,04=2,8 lít nước mỗi ngày.
- Không thức khuya, tránh căng thẳng luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc.
- Duy trì tập thể dục điều độ. Tập thể dục giúp đẩy các độc tố ra ngoài và tăng cường thể lực.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, các chất kích thích, thức ăn chiên rán, dầu mỡ để giảm gánh nặng cho gan.
- Bổ sung các loại rau củ quả có tính thanh nhiệt như rau má, khổ qua (mướp đắng), diếp cá, bí đao, cam, bưởi, thanh long, nước vối, sắn dây, râu ngô…
2. Bài thuốc chữa nóng trong từ cây cỏ thiên nhiên
Bài 1: Cây rau má và cây diếp cá
Uống nước rau má và rau diếp cá sẽ giúp chữa bệnh nóng trong người hiệu quả
Rau má và diếp cá là hai loại cây thông dụng rất dễ tìm trong tự nhiên và có tác dụng chữa bệnh nóng trong người rất hiệu quả.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá diếp cá tươi và một nắm lá rau má tươi rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn hai loại rau này rồi chắt lấy nước uống.
- Để dễ uống có thể cho thêm ít đường (hoặc có người cho ít muối).
- Ngày uống 1 lần.
Bài 2: Lá dâu và cúc hoa
Lá dâu tính hàn nên có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt
Một bài thuốc dân gian chữa nóng trong người rất hiệu quả giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể đó là kết hợp giữa lá dâu và hoa cúc được biết đến với tên trà tang cúc ẩn.
Lá dâu hay còn gọi là tang diệp, theo Đông y lá dâu có vị đắng ngọt tính hàn có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, minh mục (sáng mắt)….
Cúc hoa chính là hoa cúc phơi hay sấy khô. Với mỗi loại hoa cúc có đặc tính khác nhau: cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn vào ba kinh phế, can và thận.
Cách dùng:
- Rửa sạch 10g lá dâu và 10g cúc hoa nấu với 300ml nước.
- Lọc lấy nước uống trong ngày.
Bài 3: Đậu đen và đậu đỏ
Uống nước đậu đen và đậu đỏ thường xuyên sẽ bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu
Đậu đỏ và đậu đen là các loại ngũ cốc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như: đường, đạm, chất xơ, chất khoáng.
Theo Đông y đậu đỏ có tính lành, vị ngọt chua do đó đậu đỏ có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, thanh hỏa độc… công hiệu. Đậu đen có vị hơi ngọt, đi vào hai kinh can thận, có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt.
Cách dùng:
- Lấy một nắm đậu đen và đậu đỏ rửa sạch ngâm nước cho đến khi hạt đậu mềm nở ra (khoảng 6-8 tiếng) rồi đem nấu khi hạt đậu mềm thì thôi.
- Lọc lấy nước uống thay nước lọc trong ngày (không dùng đường vì đường sẽ làm giảm tác dụng kích thích tiêu hóa của đậu đỏ và khiến cơ thể nóng hơn).
Bài 4: Bí đao
Trà bí đao hay nước bí đao ép có tác dụng giải nhiệt cực nhanh
Bí đao còn gọi là bí xanh có công dụng thanh nhiệt, giúp làm tan đờm, giải độc và cả giảm béo.
Có rất nhiều cách chế biến bí đao để chữa nóng trong người. Dưới đây là một số cách đơn giản, dễ làm mà lại đem lại hiệu quả cực kì.
Cách dùng:
- Trà bí đao dễ uống tác dụng giải nhiệt cực nhanh.
+ Lấy một quả bí đao già rửa sạch, cất lát mỏng (chú ý cắt cả vỏ) sau đó đem phơi khô.
+ Sao vàng hạ thổ (nếu không có điều kiện sao vàng hạ thổ thì chỉ cần phơi khô cũng được). Việc sao vàng hạ thổ sẽ giúp nước bí thơm hơn.
+ Lấy 300g bí đao với 1 lít nước uống trong ngày (nếu uống ngọt thì cho thêm đường phèn vào nấu cùng).
- Nước ép bí đao
+ Lấy quả bí đao đem rửa sạch cắt mỏng cho vào xay nhuyễn (chú ý không bỏ vỏ và cho thêm vài hạt muối vào).
+ Ép lấy nước uống trong ngày.
Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)