Các chuyên gia nghiên cứu Đại học Pennsylvania đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu những thay đổi trong não bộ (do bổ sung hoặc hấp thu các dưỡng chất) có làm cho con người ứng xử tích cực hơn hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu omega-3 trong các thực phẩm như bơ, các loại hạt có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ cả trong ngắn hạn và về dài hạn.
Kết quả nghiên cứu này đã được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học & Thần kinh học Trẻ em gần đây.
Liệu pháp được thực hiện nhiều giờ hàng tuần với sự luân chuyển giữa các trẻ và các phụ huynh với nhau. Các chuyên gia xét nghiệm mẫu máu của trẻ trước và sau nghiên cứu để kiểm tra mức omega-3 trong máu của trẻ.
Thử nghiệm tập trung vào mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ đối với cách trẻ có những hành vi ứng xử, phản hồi trước các tình huống khó khăn hơn là cách trẻ phản ứng theo cảm xúc như thông thường - chia sẻ của đồng nghiên cứu Therese Richmond, trưởng khoa Nghiên cứu & Cải tiến thuộc trường Y khoa Đại học Pennsylvania. Qua đó, giúp trẻ xây dựng được các chuẩn mực ứng xử khi tương tác với người khác. Ví dụ như, khi giận dữ tôi sẽ kiểm soát cơn giận của mình hơn là dùng bạo lực thể chất.
Kết quả quan sát cho thấy sau 3 tháng bổ sung omega-3 mức độ hiếu chiến trong hành vi ứng xử của trẻ giảm đáng kể. Nhóm có kết hợp giữa bổ sung omega-3 và liệu pháp CBT và nhóm chỉ bổ sung omega-3 ít hiếu chiến hơn nhóm trẻ chỉ tiếp nhận liệu pháp CBT hoặc nhóm chỉ tiếp nhận thông tin về hiếu chiến.
Theo Viện Liệu pháp Tư duy Hoa Kỳ, CBT là phương thức trị liệu nhằm khám phá các cảm xúc, suy nghĩ và hành vi ứng xử của trẻ. Từ đó, các chuyên gia tâm lý học sẽ xác định cấu trúc hành vi và các hành vi bất ổn để ngăn chặn chúng, định hướng và giúp trẻ ứng xử một cách tích cực hơn.
Các chuyên gia muốn trẻ được trải nghiệm liệu pháp đúng chuẩn đối với các bất ổn về hành vi như hiếu chiến trong cư xử và các xu hướng tự cô lập, chống đối cộng đồng (antisocial tendencies) để giúp tìm ra tác động của việc bổ sung omega-3.
Đây không phải là lần đầu tiên mối liên hệ giữa omega-3 và hành vi hiếu chiến của trẻ được khẳng định. Năm 2015, Raine và các đồng sự đã tìm ra cơ chế cải thiện hành vi hiếu chiến của omega-3 ở trẻ trong các nhóm tuổi 8, 11 và 17.
Omega-3 giúp điều chỉnh các dẫn truyền thần kinh trong não bộ và kéo dài sự sống cho các tế bào thần kinh vì não bộ con người không tự sản xuất được omega-3 mà phải bổ sung từ chế độ ăn và các chế phẩm bổ sung khác.
Đức Hòa
(theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự