Nghiên cứu này tiến hành trên người theo chế độ ăn DASH, chế độ ăn được khuyến nghị cho người có huyết áp cao. Người theo chế độ ăn này cũng hấp thu thêm probiotic, vốn được xem là những lợi khuẩn có tác dụng làm giảm đường huyết cao trong thời gian 3 tháng - theo nghiên cứu. Người có huyết áp cao thường xuyên có thể được chẩn đoán là có mắc tiểu đường hoặc không.
Dù cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác nhưng kết quả từ nghiên cứu này gợi ý rằng bổ sung probiotic vào chế độ ăn DASH có thể được sử dụng trong tương lai để giúp bảo vệ khỏi tiểu đường, chia sẻ của nhà nghiên cứu Arjun Pandey - Trung tâm Chăm sóc Tim mạch Cambridge (Ontario).
Trong nghiên cứu này, 80 người mắc chứng cao huyết áp tuân thủ theo chế độ ăn DASH hoặc chế độ ăn DASH có kết hợp hấp thu thêm các thực phẩm giàu probiotic. Khoảng 15% người tham gia mắc chứng tiền tiểu đường, có nghĩa là mức đường huyết tăng cao nhưng chưa cao đến mức để kết luận tiểu đường.
Chế độ ăn DASH là một trong những phương pháp hiệu quả không sử dụng đến thuốc giúp cải thiện một số khía cạnh sức khỏe tim mạch, trong đó có giảm huyết áp cao.
Trước nghiên cứu, những người tham gia được đo mức hemoglobin A1C, mức glucose trong máu lúc đói (FBS) và huyết áp. Các xét nghiệm này được tiến hành lại vào cuối nghiên cứu.
Xét nghiệm hemoglobin A1C đo mức hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong tế bào hồng cầu, có liên quan đến các phân tử đường, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Càng nhiều phân tử đường có mặt trong máu, càng có nhiều phân tử hemoglobin ở đó.
Sau 3 tháng diễn ra nghiên cứu, cả hai nhóm đều có mức huyết áp thấp hơn. Nói cách khác, thêm probiotic vào chế độ ăn có vẻ như không tạo ra thay đổi nào với huyết áp cả. Nhưng bổ sung probiotic lại đem đến tác động đáng kể với mức đường huyết.
Cụ thể, nhóm tuân thủ chế độ DASH nhưng không bổ sung thêm probiotic có mức hemoglobin A1C thấp hơn, trung bình là 3,4%. So với nhóm tuân thủ chế độ ăn DASH và có bổ sung thêm probiotic thì mức hemoglobin A1C thấp hơn, trung bình là 8,9%.
Thêm probiotic vào chế độ DASH có mối liên hệ mạnh mẽ với mức đường huyết khi đói của người tham gia, nghiên cứu cho thấy. Chế độ ăn DASH có bổ sung probiotic có mức đường huyết khi đói giảm, trung bình khoảng 10,7% so với mức giảm trung bình 3,3% của nhóm ăn thuần theo DASH mà không bổ sung probiotic.
Nghiên cứu không kết luận quan hệ nhân quả của phát hiện này. Sự lý giải cho việc probiotic giúp giảm mức đường huyết là do thông qua một hợp chất được gọi là butyrate. Trong đường ruột, các loại vi khuẩn nhất định sản xuất ra butyrate, đóng vai trò trong hoạt động của insulin. Khi hoạt tính của insulin cao hơn thì cơ thể làm tốt hơn việc hấp thu đường từ máu, vì thế làm giảm mức đường huyết.
Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự