Sử dụng lò vi sóng không đúng cách có thể bị ung thư

Thứ sáu - 07/07/2017 13:15
Nếu không sử dụng lò vi sóng đúng cách, bạn có thể gặp các vấn đề sức khỏe do lò vi óng gây ra, liên quan đến tim, máu, mắt và tai nạn cháy nổ.

Lò vi sóng hiện là thiết bị gia dụng rất tiện lợi trong gian bếp mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng an toàn thiết bị này.

Tại sao lại nguy hiểm?
Hiện nay, lò vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khẳng định, khi không được sử dụng đúng cách, lò vi sóng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. GS Magda Havas, Trường Đại học Trent giải thích: “Lò vi sóng thường để thoát bức xạ. Thiết bị này có một lưới kim loại có nhiệm vụ ngăn không cho sóng thoát ra ngoài. Nhưng tôi đã kiểm tra hơn một chục cái của những thương hiệu phổ biến nhất, và tất cả đều bị rò rỉ bức xạ”.

Cũng theo GS này, lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong tất cả các thực phẩm. Các enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị giảm đi khi đưa vào lò vi sóng.

Để minh họa, GS Havas giải thích tại sao lò vi sóng bị cấm sử dụng trong trang trại nuôi cừu mà bà đã từng làm việc. Khi cừu con được sinh ra, giống như trẻ con, chúng cần sữa đầu tiên của cừu mẹ vì nó có chứa sữa non với nồng độ cao các chất dinh dưỡng và kháng thể. "Chúng tôi thường vắt sữa của cừu mẹ và trữ sữa non trong tủ lạnh phòng trường hợp một con cừu khác không có đủ sữa cho con. Khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã căn dặn rằng, không được cho sữa vào lò vi sóng vì làm như thế sẽ phá hủy sữa non”.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe
Đục thủy tinh thể: Các sóng bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để đun nóng nước. Cơ thể chúng ta đa phần là nước nên sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng một cách tự nhiên. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự nguy hiểm của lò vi sóng. Song có một điều mà hầu như tất cả các nhà khoa học đều đồng ý đó là thiết bị gia dụng này có thể gây đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến nhất của thị lực kém ở người trên 40 tuổi. Đây cũng là căn bệnh chính gây mù lòa trên thế giới, trước cả bệnh tăng nhãn áp.

GS Havas nhấn mạnh: “Đứng trước lò vi sóng để xem thức ăn đang quay rất dễ ảnh hưởng đến mắt. Nếu bạn làm điều đó hết lần này đến lần khác thì bạn sẽ làm hỏng đôi mắt của mình”.

Ung thư: Các tác nhân gây ung thư có trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng. Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn khi chúng được hâm nóng. Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư.

Ảnh hưởng đến tim: Trong nghiên cứu của mình, GS Havas tìm thấy "bằng chứng không thể chối cãi” rằng tần số vi sóng ảnh hưởng đến tim. Bà đã theo dõi nhịp tim của những người đứng gần lò vi sóng. Tất cả đều có những thay đổi nhịp tim khi lò được bật.

Thay đổi trong máu: Một nghiên cứu ở Thụy Sĩ cho thấy rằng những người ăn “bữa ăn lò vi sóng” có sự sụt giảm tế bào hồng cầu, và tăng các tế bào bạch cầu và cholesterol.

Làm thế nào để tránh nguy hiểm?
Để hạn chế những nguy cơ trên, GS Havas đưa ra lời khuyên: “Khi sử dụng lò vi sóng, bạn nên ra khỏi phòng và đừng để trẻ chơi gần đó”.

Ngoài ra, các chuyên gia điện máy cũng lưu ý, người dùng nên chú ý tới vị trí đặt lò vi sóng. Tốt nhất là nên sử dụng nơi cắm nguồn riêng cho lò vi sóng. Không cắm chung với các thiết bị điện khác. Lò vi sóng thường có công suất lớn từ 800-2000W do vậy không nên cắm quá nhiều thiết bị điện trong cùng một ổ cắm vì có thể gây ra sự cố về điện.

Do lò sử dụng sóng điện từ có tần số thấp nên rất dễ dàng xuyên qua giấy, gỗ, sành, sứ và thủy tinh. Khi nấu hay hâm thức ăn bằng lò sử dụng các vật dụng bằng chất liệu này sẽ nhanh nóng thức ăn hơn, ít hao tốn điện. Ngược lại, sóng này không hấp thụ khi gặp kim loại, sẽ bị phản xạ rất mạnh và tạo thành tia lửa, do đó tránh để các vật dụng nấu nướng bằng kim loại hoặc thậm chí có viền kim loại vào trong lò. 

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra cánh cửa lò vi sóng, tránh để cong, vênh do va chạm ngoại lực.

Làm thế nào để biết lò vi sóng có bị rò rỉ bức xạ không?

Bạn cần có:
• Một điện thoại di động có kết nối (không phải đang ở chế độ máy bay)
• Lò vi sóng

Bạn cần làm:
1. Đặt điện thoại di động vào lò vi sóng và đóng cửa
2. Không bật lò vi sóng
3. Dùng một điện thoại khác gọi vào số của điện thoại đang đặt trong lò

Nếu điện thoại đổ chuông, thì đường mà lò vi sóng sử dụng để tạo kết nối có thể lọt qua lưới kim loại bảo vệ.

Nguồn tin: Người giữ lửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây