Các nhà khoa học tin rằng, những yếu tố đặc biệt khiến chiều cao vượt trội hơn mức trung bình có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm. Tuyến yên não sản xuất kích thích quá trình dậy thì có thể phát triển các khối u, gây ra quá nhiều hormone tăng trưởng. Quá trình này gây nên triệu chứng “Gigantism”- bệnh khổng lồ, một loại bệnh về sự phát triển bất thường của cơ thể.
Giáo sư lâm sàng Alexander Vortmeyer nói rằng, suy tim là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở những người cao lớn. Tạp chí y học Anh cho thấy, các chất kích thích làm cho tim rối loạn lưu thông máu, làm tăng nguy cơ mắc suy tim.
Một số nguyên nhân khác bao gồm tiểu đường, ảnh hưởng từ insulin - loại hormone vận chuyển glucose từ máu đem vào tế bào mà tiểu đường là bệnh mất kiểm soát lượng đường trong máu.
Trên thế giới có không ít người giữ kỷ lục Guinness nhờ sở hữu chiều cao nổi bật, tuy nhiên nhiều người trong số họ lại ra đi ở độ tuổi khá trẻ.
Neil Fingleton diễn viên cao nhất thế giới với chiều cao 2,31 m thường được giao những vai khổng lồ trong phim giả thưởng hay thần thoại vừa mới qua đời khi mới 36 tuổi. Nguyên nhân được xác định là do cơn trụy tim thường xảy ra ở những người cao lớn.
Một số trường hợp khác như “người khổng lồ” Andre the Giant cao 2,24 m qua đời khi 46 tuổi, Matthew McGory cao 2,29m từng được ghi danh vào cuốn sách kỷ lục Guinness thế giới là người đi giày cỡ lớn nhất cũng mất khi 32 tuổi. Hay Robert Wadlow, người đàn ông cao 2,72 m qua đời khi mới 22 tuổi.
Nghiên cứu được công bố trên Tập san về Dịch tễ học và sức khoẻ Cộng đồng (Journal of Epidemiology & Community Health) cho thấy người có chiều cao nổi bật có thể cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim nhờ tập luyện thể dục thường xuyên.
Thanh Hường (Nguồn: Indy100.com)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự