Sức khỏe qua cách nhìn của các tôn giáo

Thứ tư - 01/05/2013 09:49
Các tôn giáo lớn luôn quan tâm chú ý đến sinh mệnh và hạnh phúc của con người, đồng thời trong quá trình phát triển lâu dài, các tôn giáo đã hình thành được quan điểm sức khỏe đặc sắc độc đáo riêng cho tôn giáo mình.
Nhìn từ góc độ lý luận phát triển kinh tế, sức khỏe là kết quả của sự đầu tư nguồn vốn nhân lực. Nhưng nhìn từ góc độ Tôn giáo, sức khỏe không chỉ có công năng kinh tế, mà còn có công năng xã hội và tín ngưỡng quan trọng. Trong xã hội hiện đại, các tôn giáo lớn luôn quan tâm đến cái gọi là sức khỏe, làm thế nào để thực hiện được quan điểm sức khỏe và thực tiễn có lợi cho sự tích lũy nguồn vốn nhân lực.

Các tôn giáo lớn luôn quan tâm chú ý đến sinh mệnh và hạnh phúc của con người, đồng thời trong quá trình phát triển lâu dài, các tôn giáo đã hình thành được quan điểm sức khỏe đặc sắc độc đáo riêng cho tôn giáo mình. Những quan điểm về sức khỏe này trực tiếp chỉ đạo đời sống thực tiễn của con người, ảnh hưởng, thay đổi trạng thái thân tâm của tín đồ và một cách vô tình đã giúp phát huy xã hội và công năng kinh tế.

Đạo Giáo là một tôn giáo quý trọng sinh mệnh, theo đuổi việc đắc đạo thành tiên, mạnh khỏe, trường thọ là khởi điểm tín ngưỡng và là mục tiêu tối hậu của Đạo Giáo. Điều quan trọng đầu tiên theo quan điểm sức khỏe của Đạo Giáo là có một nhân sinh quan cực kỳ hướng thượng, nên sống lạc quan, tôn trọng mạng sống, có đầy đủ lòng tin đối với việc thực hiện một nhân sinh hạnh phúc, trường thọ.

Để thực hiện quan điểm sức khỏe của tôn giáo mình, giới Đạo Giáo từ trăm ngàn năm nay đã đúc kết được các phương pháp luyện đơn trong ngoài, vận hành chân khí, tĩnh tọa dưỡng thần, ăn uống bổ dưỡng, luyện công kiện thân, tu dưỡng đức hạnh v.v.. Hình thành nên một hệ thống văn hóa dưỡng sinh Đạo Giáo mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Một quan niệm lý tưởng nhất đối với vấn đề sức khỏe của Phật giáo là: về mặt sinh lý, lục căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đầy đủ, đoan trang; về mặt tâm lý, kiên nghị, khoan thai, đầy đủ trí huệ. Nhằm vào các yếu tố gây bệnh, Phật giáo hình thành nên một hệ thống tư tưởng và phương pháp chữa bệnh, bảo trì sức khỏe. Trọng tâm của việc chữa bệnh theo Phật giáo là trị tâm bệnh, Phật Giáo cho rằng trị bệnh là trị tâm, nếu có thể thông qua các cách thức như nghe pháp, tụng Kinh, trì Giới, tọa thiền v.v.. để làm thanh tịnh tâm mình, thì bệnh tật khó thể xâm nhập, đời sống được an vui tự tại.

Quan điểm về sức khỏe của Cơ Đốc Giáo được thành lập trên niềm tin vào Thượng Đế sáng tạo ra con người, Cơ Đốc Giáo cho rằng linh hồn mạnh khỏe là cơ sở của tâm lý mạnh khỏe, mà tâm lý mạnh khỏe sẽ giúp ích được cho sức khỏe của thân.

Trong Thánh Kinh có nói, kết quả của sự cứu chuộc không chỉ là cứu chuộc về linh hồn, mà còn bao hàm cả tâm linh và thân thể. Những sấm ngôn trong Thánh Kinh chỉ dẫn cho con người rất nhiều về cách tu thân dưỡng tánh. Như “Kính sợ Chúa, xa rời việc ác, như thế trị được cái rốn của bạn, tưới nhuần xương cốt của bạn.” v.v.. Cơ Đốc Giáo chỉ ra rằng, kính sợ Thượng Đế, tâm linh trong trắng là cơ sở để đạt được sức khỏe của thân và tâm.

Islam Giáo thì đề xướng nhân sinh quan “Hai đời may mắn”, do rất xem trọng về sức khỏe thân và tâm của các tín đồ trong kiếp sống này, nên Islam Giáo yêu cầu tín đồ của mình nêu lên quan điểm về sức khỏe một cách thật chuẩn xác. Islam Giáo cho rằng, các tín đồ giữ được một thể phách cường tráng mạnh khỏe là nhờ tu tập một công phu hoàn thiện, và nhân đây họ đã nêu ra rất nhiều quy định và yêu cầu cụ thể, trong đó bao gồm: Lấy thói quen vệ sinh tốt đề xướng thành hình thức tu hành tôn giáo; yêu cầu các tín đồ phải tuân thủ quy định ăn uống hợp lý, thực hành nghiêm túc phương thức sinh hoạt sức khỏe v.v..

Dựa vào kết quả điều tra cho thấy, thọ mạng bình quân cao nhất của người Trung Quốc là ở khu vực Tân Cương, và những người trường thọ trong số tín đồ Islam cũng khá nhiều. Hiển nhiên, kết quả này có liên quan mật thiết đến việc xem trọng sức khỏe thân tâm của những tín đồ Islam.

Tác giả bài viết: Bát Nhã dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây