Thận trọng với 7 dấu hiệu bất ngờ của bệnh u xương

Thứ sáu - 02/09/2016 14:58
U xương (ung thư xương) là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong chẳng bao lâu kể từ khi phát hiện ra bệnh. Bệnh khó phát hiện với các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn, cho nên đa phần khi phát hiện ra, bệnh không còn ở giai đoạn sớm. Nếu đang có 1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo sau, bạn nên đi tầm soát bệnh u xương càng sớm càng tốt.
U xương thường xuất hiện ở bất cứ xương nào nhưng phổ biến nhất là ở tay, chân, đặc biệt là vị trí xung quanh khớp gối. Trẻ em, thanh niên, người trưởng thành hay người có tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này.

Tuy nhiên, độ tuổi thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. 
 
Nếu như gan, dạ dày, ruột còn có u lành tính thì xương lại rất ít và hầu như không có u lành tính. Xương mà đã mọc u lên thì gần như đó là ung thư xương. 
 
Nguy hiểm hơn, u xương rất khó phát hiện. Bạn có thể tự sờ thấy vú và phát hiện ra khối u cục bất thường, tự sờ lên bụng và thấy được khối u gan, nhưng ung thư xương thì không thể sờ bằng tay mà thấy được, mà chỉ tình cờ phát hiện khi đã di căn sang một cơ quan khác hoặc tự nhiên bị gãy xương như thể bị mọt từ bên trong.
 
Cho nên đa phần khi phát hiện ra, bệnh không còn ở giai đoạn sớm. Vì vậy, trong các bệnh về xương, ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm nhất, gây tử vong chẳng bao lâu kể từ khi phát hiện ra bệnh. 
 
U xương xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền, do tác động từ môi trường sống, từng trải qua điều trị phóng xạ liều cao hoặc liên quan đến thời kỳ xương phát triển nhanh, ví dụ như giai đoạn dậy thì.
 
Nếu phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh u xương ở giai đoạn đầu và có liệu trình điều trị phù hợp, khả năng được chữa khỏi bệnh là khá cao. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh u xương như sau:

1. Đau xương, đau khớp kéo dài
Một dấu hiệu bệnh u xương thường thấy là hiện tượng đau xương khớp thường xuyên và kéo dài thành từng đợt, đau tiến triển vào ban đêm hoặc các thời điểm xương khớp được thả lỏng, nghỉ ngơi trong ngày.
 
Đối với trẻ ở tuổi dậy thì, triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua do bị nhầm lẫn với đau xương do phát triển chiều cao. Bong gân thường xuyên cũng có thể là một triệu chứng của ung thư xương.
 
2. Xương yếu
Theo quy luật phát triển bình thường, những xương mô cũ liên lục bị phá vỡ để thay thế bằng các mô xương mới. Nhưng khi bị u xương, xương yếu, giòn và dễ gãy hơn do quá trình sản sinh tế bào xương mới khỏe mạnh bị gián đoạn. 

3. Xuất hiện u cục và dấu hiệu bất thường ở xương
Xuất hiện u cục trên cơ thể tại vị trí các lóng xương, ấn vào thấy ấm, mềm và đau, có thể sưng tấy. Vận động các khớp xung quanh vùng bị sưng rất khó khăn, kém linh hoạt (với những bệnh nhân có khối u phát triển gần khớp).
 
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể thấy cả một vùng xương ấm hơn hẳn so với cơ thể bình thường (do khối u làm tăng sinh mạch máu và lưu thông máu ở vùng đó).
 
4. Đau mỏi chân tay
Với người bệnh trên 30 tuổi, dấu hiệu bệnh u xương thể hiện qua việc đi lại khó khăn, thường xuyên đau mỏi chân tay.
 
Nếu u phát triển gần cột sống hoặc các mạch dây thần kinh, người bệnh sẽ trải qua một số dấu hiệu như tê liệt chân tay, các chi yếu, vận động kém, thậm chí là đau nhói khi di chuyển. 

5. Mệt mỏi
Ngoài những triệu chứng trên, người mắc bệnh u xương thường xuyên cảm thấy căng thẳng mệt mỏi, cơ thể yếu ớt không có sức lực để làm việc hay học tập, chán ăn, sút cân nhanh chóng, hay đổ mồ hôi bất thường, trên cơ thể có thể nổi hạch ngoại vi. 

6. Sốt cao không rõ nguyên nhân
Triệu chứng sốt cao dài ngày không khỏi, không rõ nguyên nhân cũng là một trong những biểu hiện của bệnh u xương.
 
Tuy nhiên, triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, hay bệnh sốt vius. Nếu không thăm khám cẩn thận có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. 

7. Triệu chứng toàn thân
Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương thường có thêm triệu chứng tăng canxi máu như chán ăn, mệt mỏi, táo bón, nôn ói, thậm chí lú lẫn đi kèm với các triệu chứng thiếu máu (mệt mỏi, da xanh tái, nhợt nhạt), vết thương lâu lành do bị suy giảm sức đề kháng, dễ bị xuất huyết dưới da bởi tình trạng suy giảm tiểu cầu.
 
U xương là căn bệnh hiếm gặp, các triệu chứng của căn bệnh này cũng khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh thông thường khác. Do đó người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng được cảnh báo, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn III, IV.
 
Vì vậy, nếu thấy mình có 1 trong 7 dấu hiệu như đã được nhắc tới trên đây, bạn nên mau chóng đi tầm soát bệnh ung thư xương kịp thời để có biện pháp điều trị tích cực nhằm chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Trong chăm sóc  người bệnh ung thư xương cần hết sức chú ý những thực phẩm bổ máu. Vì ung thư xương thường gây ra hiện tượng giảm chức năng tạo máu. Cho nên dùng các thực phẩm giàu đạm, kích thích sinh tủy là tâm điểm trong chiến lược điều trị và chăm sóc tại gia.

Nếu chăm sóc tốt, người bệnh có thể có cuộc sống rất gần với bình thường và có thể sống được tới 5 - 6 năm sau tính từ khi bị... gãy chân do ung thư xương. 
Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây