Các nhà nghiên cứu áp dụng chương trình thể dục 10 tuần cho các bệnh nhân này. Kết quả cho thấy, nếu tham gia chương trình thể dục 10 tuần nói trên thì giảm được 27% mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tần số xuất hiện của các triệu chứng trong suốt thời gian áp dụng.
“Tôi cho rằng thể dục là sự can thiệp hiệu quả với người mắc chứng loạn tâm thần. Thể dục giúp các bệnh nhân phục hồi cả thể chất lẫn tâm thần”, chia sẻ của tác giả nghiên cứu Joseph Firth - Viện Não bộ, Hành vi & Sức khỏe Tâm thần, Đại học Manchester (Anh).
Theo nghiên cứu này, các bệnh nhân có tối thiểu khoảng 90 phút tập thể dục mỗi tuần, liên tục trong mỗi tuần; và trung bình khoảng 107 phút mỗi tuần.
Thể dục được xem là cách giúp sản xuất ra năng lượng cho cơ thể và giúp tinh thần sảng khoái cho người trẻ, giúp họ vượt qua các trạng thái tâm lý như suy giảm hoặc mất động lực có liên quan đến rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh, khuyến khích người bất ổn tâm thần thường xuyên tập thể dục, vận động thôi thì vẫn chưa đủ, mà phải tuyệt đối tuân thủ liệu pháp điều trị của các chuyên gia định ra cho bệnh nhân đó.
Kết quả nghiên cứu này được phát hành trên Tạp chí Can thiệp sớm trong Điều trị Bệnh tâm thần, ngày 14-3 qua.
Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự