Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ gây cận thị

Thứ hai - 27/02/2017 12:59
Trẻ tuổi thanh thiếu niên và người trẻ có nhiều thời gian ngoài trời sẽ ít có nguy cơ bị cận thị khi trưởng thành và về sau hơn so với số có ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hơn. Đây là kết quả của một nghiên cứu khoa học gần đây.
Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ gây cận thị

Người tham gia nghiên cứu có thời gian tiếp xúc với tia UVB (ultraviolet B) dựa trên sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kết quả nghiên cứu cho thấy người tham gia có độ tuổi trong khoảng 14-39 tuổi có khả năng bị cận thị ít hơn khi ở vào tuổi 65 so với người có ít thời gian tiếp xúc với tia UVB hơn.

“Sự tăng cường tiếp xúc với tia UVB có liên quan tới việc giảm được tật cận thị, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Nghiên cứu này được báo cáo trên Tạo chí JAMA Nhãn khoa tháng 12 qua.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia quan sát 371 người bị tật cận thị và 2.797 người không bị cận thị sống ở nhiều khu vực khác nhau ở châu Âu, trong đó có Na Uy, Estonia, Pháp, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Anh quốc.

Người tham gia được kiểm tra xem có bị cận thị hay không, được lấy mẫu máu để kiểm tra mức vitamin D trong máu. Lý do các chuyên gia làm điều này là vì nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối quan hệ giữa mức tập trung vitamin D cao với nguy cơ cận thị thấp hơn.

Các chuyên gia cũng được hỏi thông tin về học vấn, chế độ ăn và bệnh sử cũng như thời gian ở ngoài trời trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều từ khi họ 14 tuổi cho khi đến tuổi hiện tại.

Sau đó, các chuyên gia sử dụng thông tin về “lịch sử” tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và vị trí địa lý nơi họ đang sinh sống để đo các mức khác nhau của bước sóng mặt trời bên ngoài, gồm có bước sóng tia UVB mà họ tiếp xúc.

Một nghiên cứu năm 2015, phát hành trên Tạp chí JAMA đã đưa ra lời khuyên rằng trẻ có nhiều thời gian ở ngoài trời hơn thì có nguy cơ cận thị thấp hơn.

Nghiên cứu mới này cho thấy mối liên hệ giữa mức tiếp xúc tia UVB cao và nguy cơ bị cận thị thấp hơn nhưng không chứng minh mối quan hệ nhân quả của hai yếu tố này.

Dù chưa rõ cơ chế nào của mức tia UVB cao với nguy cơ cận thị thấp, các chuyên gia lý giải ánh sáng mặt trời có thể giúp kích thích hoạt động của một số tế bào nhất định trong mắt và điều chỉnh một sự tăng trưởng nhất định trong mắt có liên quan đến cận thị - các chuyên gia cho biết.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây