Tỏi đen kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn các tế bào khối u...

Thứ sáu - 26/08/2016 03:53
Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u....
Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người...
Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người...
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi ở điều kiện thích hợp, có màu đen, dẻo, hầu như không còn mùi khó chịu và có vị ngọt giống như các loại trái cây. Khi ăn, người dùng chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được. Tỏi đen có thể bảo quản trong thời gian lâu hơn so với tỏi thông thường.

Về cơ bản, tỏi đen có tác dụng lớn trong việc chống oxy hóa, bào vệ cơ tạo máu, cơ quan miễn dịch cao hơn so với tỏi tươi. Đặc biệt tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư người tốt hơn tỏi tươi như ung thư đại tràng, ung thư vú.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch chiết từ sản phẩm này có hiệu lực mạnh, kháng lại các tế bào khối u. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào này mà thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Tỏi đen giàu hàm lượng hoạt chất SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường - những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết. Sau khi chế biến, hàm lượng SAC sau 40 ngày cao gấp 8 lần so với tỏi thông thường.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm, siêu vi... Ở nước ta có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn hoặc tỏi một nhánh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)... Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa...

Tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu, do đó không phải ai cũng thích loại gia vị này. Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.

Củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi. Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên...

Nguồn tin: Kiến thức gia đình số 28

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây