Ông Nguyễn Văn Thuận (63 tuổi, trú tại số 36 đường 17/3, phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, ông vốn quê gốc ở tỉnh Bắc Giang.
Tốt nghiệp cấp 3, ông thi vào một trường quân đội. Vốn khỏe mạnh, vóc dáng cao lớn hơn chúng bạn cùng trang lứa, sau lại có sự điều độ trong ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể thao của môi trường quân đội nên ông luôn tự tin về sức khỏe của mình, khó có loại bệnh tật nào có thể xâm nhập được vào cơ thể ông.
Thực tế, trong khoảng 20 năm phục vụ quân ngũ, hầu như năm nào ông cũng được đơn vị cho đi khám sức khỏe định kỳ và kết quả luôn rất tốt.
Ông Thuận cho hay: “Khi còn tại ngũ, tôi luôn đi đầu trong các phong trào thể dục thể thao của đơn vị, tham gia nhiều giải đấu từ bóng đá đến bóng chuyền. Nhờ có sức khỏe và dáng vóc cao lớn nên môn thể thao nào tôi cũng chơi rất tốt”.
Nhưng đầu năm 1999, trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ bất ngờ thông báo ông bị mắc căn bệnh viêm gan B quái ác. Cầm tờ phiếu xét nghiệm của bệnh viện, ông không dám tin. Ông Thuận đã đến một bệnh viện khác để xét nghiệm.
Kết quả vẫn là dương tính với viêm gan siêu vi B. Ông Thuận cho biết: “Lúc ấy, nhận thức của người dân về y học còn chưa phát triển như bây giờ. Vì vậy, khi biết mình bị mắc viêm gan B, tôi đã thực sự rất lo lắng. Tôi cứ nghĩ, mắc bệnh này chắc sẽ chẳng sống được bao lâu nữa. Ở thời đó, không chỉ tôi mà hầu hết những ai mắc phải bệnh này đều có suy nghĩ ấy”.
Tờ xét nghiệm đầu tiên khi ông Thuận biết mình bị nhiễm căn bệnh viêm gan B quái ác (năm 2011)
Thêm một vấn đề nữa khiến ông Thuận cảm thấy bất an là liệu trong gia đình ông còn có ai mắc căn bệnh quái ác này nữa không? Lo lắng mình sẽ lây bệnh cho vợ con, ông Thuận đã đưa cả gia đình, dòng họ từ già tới trẻ đến bệnh việm làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm, toàn thể gia đình đều âm tính với viêm gan siêu vi B phần nào khiến ông Thuận thấy nhẹ nhõm.
Căn bệnh quái ác này không chỉ khiến gia đình ông Thuận xáo trộn mà còn gây ra những chuyện dở khóc dở cười tại bệnh viện. Số là thấy toàn bộ già trẻ trong gia đình ông Thuận đến xét nghiệm viêm gan B, bác sĩ, y tá trong bệnh viện cũng lo lắng không biết mình có bị mắc căn bệnh này không nên đã chủ động tự kiểm tra sức khỏe cho mình.
Kết quả xét nghiệm có một số y tá tại bệnh viện cũng phát hiện mình dương tính với viêm gan siêu vi B. Những y tá này người thì mặt mày ủ rũ, người thì khóc toáng lên khiến cả khoa xét nghiệm của bệnh viện ồn ào, láo loạn. Vì trong giai đoạn này, họ cũng như ông Thuận cứ nghĩ rằng bị mắc căn bệnh này thì coi như đã làm bạn với thần chết.
Từ khi biết mình mắc bệnh, tinh thần của ông cũng khá nặng nề bởi tất cả bác sĩ khám cho ông đều khẳng định: “Viêm gan siêu vi B không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Mọi loại thuốc chỉ có tác dụng hạn chế sự phát triển của loại vi rút này. Điều đó đồng nghĩa với việc ông sẽ phải chấp nhận sống chung với bệnh tật suốt quãng đời còn lại”.
Khi mắc căn bệnh quái ác này, ông Thuận mới bước qua tuổi 45, cái tuổi vẫn được coi là độ chín về sự nghiệp, tiền tài, danh vọng. Sau một thời gian lo lắng vì bệnh tật, ông Thuận quyết tâm không ngồi một chỗ buồn rầu mà sẽ tìm hiểu thật kĩ về căn bệnh mình đang mắc phải.
Ngoài tham khảo ý kiến của các bác sĩ, ông cũng tự tìm hiểu về căn bệnh viêm gan B qua sách báo. Nhờ tìm hiểu qua nhiều kênh khác nhau, ông Thuận biết bệnh viêm gan B khá phổ biến ở Việt Nam, và không phải cứ mắc viêm gan B là sẽ chết ngay như ông vẫn nghĩ.
Dù khoa học đã chứng minh viêm gan B hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể dùng thuốc để hạn chế tối đa sự phát triển của virus. Trong thực tế, rất nhiều người mắc căn bệnh này vẫn sống khỏe mạnh đến vài chục năm sau. Điều quan trọng là người bệnh phải có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học.
Khi đã có cái nhìn khoa học về căn bệnh mình đang mắc phải, ông Thuận đã chủ động điều chỉnh lại thời khóa biểu của mình sao cho thật hợp lý. Ngoài ra, ông vẫn kiên trì tìm một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn được căn bệnh của mình.
Thế nên cứ nghe bệnh viện có loại thuốc nào tốt nhất có liên quan đến bệnh viêm gan B là ông lại tìm cách để mua bằng được về dùng thử. Có khi, ông còn nhờ bạn bè, đồng nghiệp đặt hàng những loại thuốc chuyên điều trị căn bệnh của mình tận bên Mỹ gửi về để dùng, nhưng đều không có tác dụng.
Ông Thuận chia sẻ: “Trong suốt 15 năm, tôi không nhớ nổi mình đã uống bao nhiêu viên thuốc và bao nhiêu loại thuốc nữa. Chỉ biết là uống thuốc cũng nhiều chẳng kém gì mình ăn cơm bữa hàng ngày”.
Bài thuốc chữa viêm gan B từ lá đu đủ và cây sả
Ông Nguyễn Văn Thuận cầm trên tay tờ Báo Tuổi trẻ & Đời sống
Suốt 15 năm kiên trì chữa bệnh nhưng bệnh tình không chuyển biến khiến ông Thuận rất thất vọng. Rồi trong một lần tình cờ, ông đọc được bài viết “Thuốc quý đã có sẵn quanh ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong chuyên mục “Cà phê và suy ngẫm” trên Báo Tuổi trẻ & Đời sống. Nội dung bài viết giới thiệu và hướng dẫn cách chữa bệnh ung thư phổi, ung thư gan sử dụng lá đu đủ kết hợp với cây xả.
Theo ông Thuận, ban đầu ông cũng không tin bài thuốc này có thể chữa được căn bệnh mà y học vốn đã bó tay của ông. Dù không quá hy vọng, nhưng những vị thuốc trong bài thuốc mà báo giới thiệu lại rất đơn giản và dễ kiếm nên ông Thuận quyết định thử.
Theo đúng hướng dẫn, ông Thuận chọn những lá đu đủ không non cũng không già, đem rửa sạch rồi thái nhỏ để phơi khô. Lá đu đủ đã khô, ông cho vào đun nước để uống theo công thức: 9 phần lá đu đủ khô, 1 phần sả tươi.
Sau vài ngày uống thuốc theo hướng dẫn của bài báo, ông Thuận đi xét nghiệm men gan. Kết quả khá bất ngờ: Tình trạng men gan cao trước đây của ông đã hoàn toàn biến mất. Điều này khiến ông Thuận thêm hi vọng chữa khỏi hoàn toàn bệnh.
Uống được khoảng 3 tháng, ông quyết định đi khám sức khỏe. Kết quả mục viêm gan siêu vi B của ông vẫn là “dương tính”. Tuy hơi buồn, nhưng ông Thuận nhận thấy rõ từ khi uống nước lá đu đủ và sả, sức khỏe của ông tốt hơn trước khá nhiều đồng thời men gan cũng ổn định.
Vì vậy ông Thuận quyết định vẫn kiên trì uống thuốc theo bài báo hướng dẫn. Ngoài ra, ông còn tiếp tục tìm đọc và sưu tập thêm nhiều bài viết nói về công dụng, cách dùng chữa bệnh của lá đu đủ trên Báo Tuổi trẻ & Đời sống.
Không chỉ uống nước lá đu đủ và sả thay nước uống hàng ngày ở nhà, mà đi chơi hay đi công tác, hội họp, ông Thuận cũng đều mang theo để uống mỗi khi khát. Và sự kiên trì của ông Thuận cũng đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Nhờ trang báo này mà ông Thuận khỏi bệnh viêm gan B
Ngày 21/05/2015, ông Thuận đi khám sức khỏe theo diện cán bộ hưu trí. Sau khi khám xong, ông cầm giấy kết quả xét nghiệm thì thấy 2 chữ “âm tính” tại mục xét nghiệm bệnh viêm gan B. “Lúc đó, tôi còn tưởng mình hoa mắt, chút nữa thì đánh rơi tờ kết quả xét nghiệm.
Tôi vội quay lại bệnh viện nơi mình vừa làm xét nghiệm để hỏi lại các bác sĩ. Khi các bác sĩ khẳng định kết quả xét nghiệm là chính xác, tôi vẫn không dám tin”, ông Thuận nhớ lại.
Ngay chiều hôm đó, ông Thuận đến nhờ một người bạn là bác sĩ xem lại kết quả. Sau khi xem qua phiếu kết quả xét nghiệm, vị bác sĩ này nói nếu đúng thế thì đây là một điều thần kỳ với ông Thuận.
Là bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, bạn ông Thuận hiểu rõ y học hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào chữa khỏi bệnh viêm gan B. Để tránh tâm trạng “nửa mừng, nửa lo”, ông Thuận quyết định làm xét nghiệm lần 2 trong cùng 1 ngày tại một bệnh viện khác. Kết quả cho thấy, ông “âm tính” với viêm gan B.
Tin chữa khỏi bệnh viêm gan B được ông thông báo đến gia đình, người thân, bạn bè. Ai cũng đều rất mừng cho ông vì một người tưởng chừng như đang cận kề với lưỡi hái tử thần bỗng nhiên được hồi sinh. Đặc biệt hơn, thứ giúp ông Thuận hồi sinh thần kỳ lại chỉ là một bài thuốc đơn giản trong một bài báo.
Mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh cho mọi người
Kết quả âm tính với bệnh viêm gan B của ông Thuận (năm 2016)
Sau khi chữa khỏi bệnh nhờ áp dụng bài thuốc trên Báo Tuổi trẻ & Đời sống, ông Thuận chia sẻ: “Không phải cứ thuốc ngoại, thuốc đắt tiền thì sẽ có tác dụng tốt nhất. Đôi khi những vị thuốc quí hiếm vẫn tồn tại quanh cuộc sống của chúng ta chỉ là ta không nhận ra hoặc không biết sử dụng chúng sao cho phù hợp nhất mà thôi”.
Ông Thuận cũng gửi lời cảm ơn đến Báo Tuổi trẻ & Đời sống vì đã giúp ông tìm lại được sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống. Ông Thuận cũng muốn thông qua báo chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chữa bệnh của bản thân ông.
Theo ông, bài thuốc lá đu đủ khá đơn giản, vị thuốc dễ kiếm nên hầu như tất cả mọi người đều có thể làm được. Nhưng để có thể khỏi bệnh thì còn phải dựa vào nghị lực và sự kiên trì của mỗi người.
Ngoài ra, người bệnh phải uống thuốc đều đặn, không nên bỏ ngang thì thuốc mới có hiệu quả. Mọi người cũng phải kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý, tránh làm việc quá nặng, đặc biệt tránh xa rượu, bia…
Thực tế, ông Thuận đã chỉ cho 2 người khác nhau cùng một bài thuốc. Nhưng chỉ có một người khỏi bệnh, còn một người thì không. Nguyên nhân một người không khỏi bệnh là do không kiên trì uống thuốc đều đặn, chỉ uống cách nhật hoặc bỏ ngang nên thuốc không có tác dụng. Còn một người làm đúng theo kinh nhiệm của ông Thuận truyền đạt nên đã được hưởng niềm vui khỏi bệnh.
Nguồn tin: Tuổi trẻ và đời sống
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự