Với những ý nghĩa đó, dự án đầu tư xây dựng công trình
chuyển đổi công nghệ lò quay Nhà máy Xi măng Hồng Phong được UBND tỉnh Lạng Sơn
phê duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 7/5/2008, trên địa bàn xã Hồng Phong,
huyện Cao Lộc. Theo thiết kế, đây là một nhà máy quy mô lớn với tổng diện tích
8.396,5m2, mức vốn đầu tư là 470 tỷ đồng, công suất 350.000 tấn xi măng/năm
(tương đương 1000 tấn Clinker/ngày). Sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò quay
đồng bộ, theo phương pháp khô, hiện đại được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong đó gồm 21 hạng mục chính và các công trình phụ
trợ, hoạt động sản xuất khép kín từ khâu tiếp nhận vật liệu đá vôi đến khâu
đóng gói thành phẩm. Nhà máy Xi măng Hồng Phong đưa vào sản xuất sẽ cung cấp
29.000 tấn xi măng/tháng cho thị trường trong nước, đạt chất lượng xi măng
PCB40 và PCB30, dùng để xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh, quốc gia, công
trình công nghiệp và dân dụng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Bình Sơn, Giám đốc
Công ty Cổ phần Xi măng Lạng Sơn cho biết: dự án đang chạy đua với tiến độ, từ
ngày khởi công đến nay, trên công trường luôn có khoảng 200 kỹ sư và công nhân
lao động đang phấn đấu vì mục tiêu “tiến độ - chất lượng - hiệu quả - an toàn”.
Sau hơn 5 tháng triển khai xây dựng, đến thời điểm này tiến độ thi công đạt 30%
khối lượng công trình, các hạng mục chính của phần móng nhà máy cơ bản hoàn thành,
giá trị xây lắp ước thực hiện đạt trên 25 tỷ đồng.
Để đưa công trình vào hoạt động trong quý III năm 2011
theo đúng kế hoạch, hiện nay chủ đầu tư đang huy động mọi nguồn lực, tập trung
chỉ đạo “tăng tốc” thi công xây lắp các hạng mục quan trọng của nhà máy, phấn đấu
giá trị thực hiện cả năm 2010 đạt từ 220 tỷ đồng đến 230 tỷ đồng.
Một công trình xây dựng Nhà máy Xi măng
Hồng Phong
Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo công
nghệ lò quay là chủ trương đúng đắn của tỉnh ta, Công ty Cổ phần Xi măng Lạng
Sơn đang tận dụng cơ hội.
Trước hết, dự án đầu tư có nhiều thuận lợi: khai thác
thế mạnh về nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước tại chỗ, đảm bảo hoạt động
được lâu dài; bên cạnh đó nhà đầu tư có kinh nghiệm kỹ thuật, điều hành, quản
lý trong sản xuất; việc huy động tài chính cho dự án khả thi, có sự thoả thuận
cho vay vốn của các tổ chức tín dụng (chi nhánh ngân hàng: Công thương, Đầu tư và
Phát triển); hơn nữa nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ
ổn định.
Đặc biệt nhà máy được triển khai trong thời điểm nhiều
nhà doanh nghiệp đang xúc tiến đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế
cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Dự án công nghệ lò quay Nhà máy Xi măng Hồng Phong
đi vào hoạt động sẽ thay thế công nghệ xi măng lò đứng hiện nay. Với ưu
điểm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện lao động, giải
quyết việc làm cho khoảng 500 lao động địa phương làm việc trực tiếp và gián tiếp,
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã
hội của tỉnh phát triển.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự