Sức khỏe đáng nể
Không có loại thuốc tăng lực nào có thể giúp con người đọ nổi sức mạnh của loài kiến.
Một loài kiến ở Mỹ có thể chịu được sức nặng kỷ lục cao gấp 5.000 lần trọng lượng cơ thể chúng (tương đương với sức nặng của 10 người cộng với hơn 300 tấn).
Nhờ có bàn chân dính, loài kiến vàng châu Á có thể mang được vật nặng gấp 100 lần so với trọng lượng cơ thể trong lúc treo ngược xuống từ một tấm kính.
Loài kiến có thể khỏe đến vậy vì có cơ thể rất nhẹ, bộ phận cơ của chúng không phải gồng lên để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Do đó, kiến có thể dễ dàng nâng các vật khác.
Trong khi đó cơ thể con người nặng hơn rất nhiều và cơ bắp chúng ta mất rất nhiều sức lực chỉ để nâng cơ thể của chính mình.
Đoàn kết
Cộng đồng kiến lớn nhất được ghi nhận rộng hơn 6.000 km, được tạo nên từ những cá thể kiến Argentina trên bờ biển Địa Trung Hải. Chúng được cho là đến được đây nhờ những con tàu chở hàng.
Cộng đồng kiến siêu khổng lồ này bao gồm một tỷ con di chuyển trong nhiều tổ khác nhau có biên giới giống như các quốc gia. Dân số của Liên minh châu Âu (EU) chỉ chiếm khoảng một nửa so với cộng đồng này và rõ ràng không thể có kết cấu hiệu quả như chúng.
Kiến chúa có thể đẻ hàng nghìn trứng sau một lần giao phối.
Não của kiến chỉ chứa 250.000 tế bào trong khi loài ong có 960.000 tế bào và con người sở hữu 100 tỷ tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, nhìn chung, loài kiến có khả năng tạo ra hệ thống xã hội phát triển cao, nơi hàng nghìn cá thể có thể hoạt động đồng bộ. Kiến cũng là loài nắm giữ kỷ lục về khả năng thụ thai lớn. Sau khi giao phối một vài ngày, một con kiến chúa có thể đẻ 300 nghìn trứng.
Cộng đồng kiến được coi là cộng đồng bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ với loài kiến đỏ Temnothorax chỉ ra rằng khi một đàn kiến muốn chuyển đến nơi ở mới, kiến thợ sẽ đi do thám trước những địa điểm tiềm năng.
Nếu cảm thấy ưng chỗ ở mới này, chúng sẽ quay về và gửi tín hiệu: "đi theo tôi" bằng loại chất đặc biệt trên cơ thể.
Kiểm soát giao thông
Kiến không có đường hầm hay cao tốc như con người để giải quyết các vấn nạn tắc đường ngay cả khi có hàng nghìn con đang cùng di chuyển.
Khi các nhà nghiên cứu Đức tăng gấp đôi số lượng kiến trên còn đường mòn mà cả đàn vốn đi (bằng cách tăng lượng thức ăn ở cuối đường), kiến di chuyển với vận tốc nhanh hơn gấp đôi.
Các nhà sinh vật học ở Edinburgh chỉ ra rằng loài kiến thậm chí có thể đi ngược và mang theo đồ mà vẫn đảm bảo tốc độ di chuyển như trên.
Chăm sóc sức khỏe, tương trợ lẫn nhau
Kiến là một trong những loài tự sản xuất chất kháng sinh để đối phó với các dịch bệnh trong cộng đồng của chúng. Kháng sinh từ loài kiến có thể chống lại bệnh nấm andida albicans.
Trong khi đó, một loài kiến Nam Mỹ có thể xây những thành phố lành mạnh. Chúng xây tổ bằng nhựa cây có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Một số con thậm chí còn tự động rời khỏi đàn trong vòng 4 ngày khi nhiễm ký sinh trùng nấm.
Các nhà khoa học Đức phát hiện ra loài kiến Matabele châu Phi cũng thực hiện các hoạt động "cứu hộ", giải cứu đồng loại bị mất râu hoặc chân trong khi săn mồi.
Nếu bị mối tấn công, kiến sẽ tiết ra loại chất đặc biệt để kêu gọi đồng đội trợ giúp. Những con kiến bị thương cũng được đưa về tổ. Kiến thợ biết chăm sóc lẫn nhau. Bạn có thể trông thấy những con kiến "hôn nhau" nhưng thực ra chúng đang cho nhau ăn.
Kiến cho nhau ăn.
Loài kiến biết tự chăm sóc bản thân, kiến lửa chốc chốc lại ngủ khoảng một phút, 250 lần như thế trong ngày.
Nguồn tin: Trí thức trẻ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự