8 thoái quen không tốt mà người dùng smartphone nên bỏ

Chủ nhật - 08/11/2015 09:42
Smartphone hiện nay gần như là một vật bất ly thân với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chúng ta lại vô tình tạo ra những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến an toàn cho bản thân cũng như độ bền của điện thoại.
8 thoái quen không tốt mà người dùng smartphone nên bỏ
Smartphone hiện nay gần như là một vật bất ly thân với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chúng ta lại vô tình tạo ra những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến an toàn cho bản thân cũng như độ bền của điện thoại.

1. Sạc điện thoại qua đêm
Với hầu hết điện thoại, việc cắm sạc trong thời gian quá lâu như thế sẽ làm nóng máy và gây tạo ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy.

Do đó, pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn dẫn đến việc bạn sẽ sớm phải thay pin mới. Bên cạnh đó, cắm sạc khi pin máy đã báo đầy còn gây lãng phí điện nữa.

2. Sử dụng điện thoại dưới trời mưa
Điều này sẽ dẫn đến việc chập mạch các linh kiện trong điện thoại, hoặc nguy hiểm hơn là làm hỏng máy. Chưa kể việc nghe điện thoại dưới trời mưa sẽ gây hại đến tính mạng vì người dùng có thể bị sấm sét đánh trúng.

3. Dùng điện thoại khi đang lái xe
Đây được coi là thói quen xấu và nguy hiểm nhất của việc sử dụng điện thoại nhưng lại có số người dùng mắc phải khá cao.

Lái xe luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất là trên đường phố Việt Nam vốn có số lượng xe cộ nhiều và đường phố nhỏ hẹp trong khi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ làm giảm tập trung của người lái. Chỉ một giây lát không chú ý thôi, hậu quả nghiêm trọng cũng có thể xảy ra, lúc đó đổ lỗi cho nhắn tin khi lái xe đã là quá muộn. Cẩn thận không bao giờ là thừa vì thế hãy tránh xa thói quen này càng nhanh càng tốt.

4. Cố bịt microphone
Đôi khi chúng ta dùng tay bịt microphone khi tạm thời dừng cuộc đối thoại để nói điều gì đó với những người xung quanh nhưng cách này chỉ hiệu quả trên điện thoại bàn. Độ nhạy của microphone trên điện thoại di động lớn hơn rất nhiều, và vẫn có thể bắt được âm thanh ngay cả khi bạn đã bịt nó lại.

Chúng ta có thể sử dụng một trong 2 chức năng mà gần như điện thoại nào cũng có: phím Hold để đưa người ở đầu dây bên kia vào trạng thái chờ, trong lúc chờ họ có thể nghe nhạc từ điện thoại của bạn hoặc Mute, microphone sẽ được tắt hoàn toàn và bạn có thể yên tâm nói chuyện với người bên cạnh.

5. Không cần đưa microphone lên gần miệng để người nghe cho rõ
Sản phẩm này được gọi với cụm từ “rảnh tay đàm thoại” là có lý do. Microphone đi kèm bộ tai nghe có độ nhạy cực lớn và có thể thu lại giọng nói của bạn rất rõ ràng kể cả khi nó được thả xuống ngực. Vì vậy việc cầm microphone và đưa lên miệng mỗi lúc nói là điều không hề cần thiết trừ khi bạn đang ở một nơi quá ồn ào, việc đưa microphone lên giúp loại bỏ tiếng ồn xung quanh.

6. Nói chuyện điện thoại quá lớn
Đôi khi nói chuyện điện thoại, bạn sẽ vô tình nói lớn hơn bình thường. Nếu lúc đó chỉ có riêng bạn thì không thành vấn đề, nhưng ở chốn đông người thì điều này sẽ gây phiền phức cho người khác.

7. Không gỡ miếng dán màn hình có sẵn trên điện thoại
Những miếng dán trên màn hình di động của bạn chỉ có tác dụng bảo vệ màn hình từ lúc xuất xưởng tới khi bạn đã mua nó. Sau đó bạn nên bóc miếng dán này ra. Tuy mỏng và trong suốt, nhưng miếng dán đi kèm vẫn có thể làm màu sắc hiển thị của màn hình bị sai lệch. Nếu là màn hình cảm ứng thì độ nhạy sẽ giảm đi đáng kể.

8. Không sử dụng wifi khi có thể
Đây không hẳn là một thói xấu mà chỉ là một điều cần lưu ý đối với người sử dụng điện thoại bởi sử dụng kết nối 3G để vào mạng sẽ khiến điện thoại nhanh hết pin hơn. Tốc độ của kết nối wifi không chậm hơn 3G là bao, thậm chí trong một số trường hợp, nó còn ổn định hơn vì thế hãy cố gắng sử dụng wifi mỗi khi có thể.

 

Nguồn tin: Sức khoẻ cộng đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây